Câu hỏi:
15/11/2024 42Thực hiện đề bài sau:
Tình huống: Tuần sau nhóm bạn sẽ trình bày bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề liên quan đến đời sống thành thị mà nhóm quan tâm ở buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án của lớp.
Nhiệm vụ: Hãy chuẩn bị bài trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án mà nhóm đã thực hiện.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Học sinh thực hiện bài nói theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Chuẩn bị nói
Đề tài của bài nói cũng là đề tài bài viết.
Xác định các thành tố giao tiếp liên quan đến bài nói bằng cách tự trả lời câu hỏi: Mục đích nói là gì? Người nghe là ai? Bài nói sẽ được trình bày trong không gian nào? Thời gian bao lâu? Từ đó, chọn cách nói phù hợp, hiệu quả.
Khi chuyển hoá nội dung bài viết thành dàn ý bài nói cần đảm bảo:
- Giới thiệu khái quát thông tin về dự án.
- Trình bày nội dung nghiên cứu của bài tập dự án kèm theo lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, đáng tin cậy.
- Nêu kết luận rút ra được từ kết quả của dự án, đề xuất giải pháp và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu (nếu cần).
Để bài nói thêm hấp dẫn, có thể chuyển bài báo cáo ở dạng viết thành bài trình chiếu đa phương tiện.
Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thắc mắc và dự kiến câu trả lời thuyết phục.
Đối chiếu dàn ý của bài nói với bảng kiểm trong SGK Ngữ văn 12, tập hai để luyện tập trình bày.
Bước 2: Trình bày bài nói
Khi trình bày, cần tự tin, có sự tương tác tích cực với người nghe và bám sát nội dung bài nói đã chuẩn bị.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội trong SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 56 để tự đánh giá bài nói của bản thân và bài trình bày của các bạn cùng nhóm/ lớp.
* Bài mẫu tham khảo:
- Tên dự án: Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Xã/Phường X, huyện/quận Y, Thành phố Hà Nội.
- Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Xã/Phường X, huyện/quận Y, Thành phố Hà Nội.
- Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Xã/Phường X, huyện/quận Y, Thành phố Hà Nội đang ở mức độ nào?
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng bảng hỏi để khảo sát ý kiến, sự đáng giá của người dân về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, sử dụng máy đo độ ô nhiễm nguồn nước, sử dụng phương pháp lọc nước để đánh giá độ ô nhiễm
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp một số người dân ở Xã/Phường X, huyện/quận Y, Thành phố Hà Nội.
- Hình thức cho dự án: Cả nhóm cùng tổ chức và tham gia hoạt động thực tế tại….
- Nhiệm vụ:
- Sản phẩm của bài tập dự án: Bài báo cáo kết quả nghiên cứu của bài tập dự án tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Xã/Phường X, huyện/quận Y, Thành phố Hà Nội.
- Thời gian thực hiện:
- Nội dung nghiên cứu:
+ Khái niệm, cơ sở lý thuyết đã áp dụng để thực hiện nghiên cứu
+ Kết quả của khảo sát
- Kết luận:
+ Những nội dung chính rút ra từ kết quả của thực hiện bài tập dự án
+ Đề xuất giải pháp hoặc vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lập bảng so sánh đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ và nói mỉa.
Câu 2:
Bạn nhận định như thế nào về diễn biến tâm lí của Giăng Van-giăng khi được dẫn đến trước giám mục và khi được nhận đôi chân đèn bằng bạc? Chi tiết nào thể hiện chuỗi diễn biến tâm lí đó? Vì sao anh “không nhớ mình có hứa với giám mục điều gì hay không”?
Câu 3:
Phân tích thông điệp của văn bản qua hình ảnh Giám mục My-ri-en và đôi chân đèn bằng bạc.
Câu 4:
Đầu không phải là điểm khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn?
a. Quy mô của tiểu thuyết lớn hơn so với truyện ngắn
b. Tiểu thuyết thường được in thành một ấn bản riêng, truyện ngắn được in dưới dạng tập truyện.
c. Tiểu thuyết được đánh giá cao hơn về giá trị nghệ thuật so với truyện ngắn.
d. Số lượng nhân vật của tiểu thuyết nhiều hơn, được tổ chức thành nhiều tuyến truyện hơn so với truyện ngắn.
e. Không gian và thời gian của tiểu thuyết rộng, dài hơn so với truyện ngắn.
Câu 5:
Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Có thể sử dụng bảng sau:
So sánh |
Tiểu thuyết trung đại |
Tiểu thuyết hiện đại |
|
Điểm tương đồng |
|
||
Điểm khác biệt |
Văn tự |
|
|
Ảnh hưởng |
|
|
|
Kết cấu |
|
|
|
Cốt truyện |
|
|
|
Điểm nhìn |
|
|
|
Tư duy sáng tác |
|
|
Câu 6:
Thế nào là bài trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội?
về câu hỏi!