Danh sách câu hỏi
Có 3,464 câu hỏi trên 70 trang
Lớp bạn tổ chức tranh luận về vấn đề: Nên chọn nghề, chọn trường theo mong muốn của cha mẹ, theo bạn bè hay năng lực, hứng thú của cá nhân.
Hãy chuẩn bị ý kiến để tham gia cuộc tranh luận đó.
Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc tranh luận
- Mục đích tranh luận là gì? Đối tượng tranh luận là những ai?
- Thu thập thông tin liên quan đến nội dung tranh luận từ các trang báo, tạp chí, các sách, các chương trình tư vấn nghề nghiệp,…
- Phác thảo một số ý kiến để trình bày trong cuộc thảo luận theo gợi ý sau:
Bước 2: Tiến hành tranh luận
- Khi trình bày ý kiến của mình, bạn cần:
+ Trình bày ngắn gọn, dựa trên dàn ý đã phác thảo.
+ Nêu lí lẽ, bằng chứng (từ thực tế cuộc sống và từ sách vở) để tăng sức thuyết phục cho ý kiến.
+ Trình bày giải pháp có tính khả thi cho vấn đề tranh luận.
+ Tương tác với người nghe (bằng cách nhìn vào mắt họ, nêu câu hỏi),…
+ Kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (động tác hình thể, ngữ điệu lời nói,…)
- Khi tranh luận, bạn cần:
+ Tuân thủ quy tắc lượt lời, không cướp lời
+ Tôn trọng ý kiến khác với quan niệm của mình
+ Nêu câu hỏi về những vấn đề bản thân chưa hiểu rõ
+ Tập trung thảo luận, tranh luận về các ý kiến, không công kích cá nhân.
Phân tích đặc điểm ngôn ngữ thân mật có trong các trường hợp sau:
a. Đi nhé! Đi nhé! Những cô gái cũng hết cả rụt rè giơ cả hai tay lên vẫy, vẫy mãi… rồi tinh nghịch lấy ngón tay nhỏ xíu trỏ lên đầu nhắc anh bộ đội hãy giữ gìn cuộc sống của mình. Ừ, chết làm sao được cơ chứ, đùa một chút cho vui. Ai cũng bị lây cái không khí rạo rực khí thế lên đường ấy, cả những em bé vừa đứng vững giấu mặt sau hàng rào xi măng mà vẫy. Y cứ xuýt xoa mãi vì ngồi bên cửa sổ, nó nghe rành rọt tiếng một đứa bé chỉ 5, 6 tuổi ở ga Phủ Lý. Các chú đánh xong giặc Mỹ mà về nhé!
(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)
b. Tức thì mụ già giẫy nảy người lên mà rằng:
- Cha mẹ ơi! Sữa như thế mà mẹ lại còn bảo là “tạm được”. Tốt vào hạng nhất rồi đấy mẹ ạ.
Bà kia bĩu môi:
- Phải, hạng nhất đấy!
- Chứ gì? Chị ấy mới đẻ con so, xưa nay lại không phải chân lấm tay bùn bao giờ, lại là vợ ông Phó lý chả phải khổ sở như người khác thì làm gì sữa chả tốt?
- Thế là bao nhiêu?
(Vũ Trọng Phụng, Cơm thầy cơm cô)