Danh sách câu hỏi

Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
B. Đọc văn Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt dưới đây và trả lời các câu hỏi. SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN TRONG SINH HOẠT Việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí có thể thiệt hại đến tính mạng, tài sản. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn điện khi sử dụng là vô cùng quan trọng. Vì sao phải thực hiện các quy tắc an toàn điện? Điện là nguồn năng lượng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, nó cũng là một loại vật chất vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra những thiệt hại rất đáng tiếc. Theo thống kê của Cục Kĩ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương, hằng năm, cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, khiến từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. Trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện sinh hoạt tại gia đình. Việc hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn điện là nhằm bảo đảm an toàn trong sử dụng điện. Dưới đây là một số quy tắc thông dụng được trích từ Cẩm nang hướng dẫn sử dụng điện an toàn1 do một công ti điện lực ban hành. 1. PHẢI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN ĐÚNG VỊ TRÍ, ĐÚNG CÁCH - Lắp cầu dao2 hay át-tô-mát3 (aptomat) ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ. - Lắp cầu chỉ4 ở trước các ô cắm5 điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa sự phát hoả do điện. - Lắp đặt trên cả dây pha6 và dây trung tính7 thiết bị8 bảo vệ đóng cắt điện. 2. KHI CHƯA CẮT NGUỒN ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO: - Những CHỖ HỞ của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện). - Cầu dao, cầu chì không có nắp che,... 3. KHÔNG sử dụng đây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện CHẤT LƯỢNG KÉM vì dễ chạm chập, rò điện hoặc gây tai nạn. Phích cắm1, ổ cắm điện PHẢI CHẮC CHẮN. 4. KHÔNG phơi quần áo, treo, móc vật đụng, hàng hoá VÀO DÂY ĐIỆN. 5. KHÔNG CẮM TRỰC TIẾP đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện. 6. KHÔNG NẮM dây điện kéo ra, PHẢI NẮM vào phần nhựa và phích cắm. 7. KHI CÓ GIÔNG, SÉT, MƯA, BÃO, NHÀ BỊ NGẬP NƯỚC, TỐC MÁI, ĐỔ TƯỜNG... PHẢI KỊP THỜI: -  CẮT ĐIỆN (rút phích cắm) các thiết bị: ti vi, máy tính,... - TÁCH CÁP ăng-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền. - CẮT HẾT các nguồn điện bằng các thiết bị đóng cắt như: cầu dao, cầu chì, át-tô-mát,... 8. KHI CẦN SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG NHÀ, PHẢI NGẮT THIẾT BỊ đóng cắt điện (cầu đao, cầu chì, công tắc) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo '“CẤM ĐÓNG ĐIỆN”. 9. KHI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY (MÁY KHOAN, MÁY MÀI), PHẢI mang GANG TAY CÁCH ĐIỆN để tránh bị điện giật. 10. KHI TAY ƯỚT HOẶC NỀN NHÀ ẨM ƯỚT: - KHÔNG CHẠM TAY VÀO bất kì đụng cụ sử dụng điện nào. - KHÔNG ĐÓNG CẮT cầu dao, công tác hoặc cắm/ rút phích cắm điện. - Muốn thao tác, PHẢI đứng trên VẬT CÁCH ĐIỆN (ghế gỗ, ghế nhựa khô,...). 11. KHÔNG để thiết bị điện CÓ PHÁT NHIỆT (ti vi, bàn ủi, bếp điện,...) Ở GẦN VẬT DỄ CHÁY. 12. VỚI CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SỬ DỰNG ĐIỆN TRONG NHÀ: - PHẢI đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện; - PHẢI thường xuyên bảo đưỡng, vệ sinh, - PHẢI sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây đã cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc). (Theo Công ti Điện lực Nghệ An - Báo Nghệ An) Tài liệu tham khảo: 1. Tăng Văn Mùi — Trần Duy Nam, Số tay chuyên ngành điện, NXB Khoa học kĩ thuật, 2013. 2. Cục An toàn lao động, Sổ tay an toàn trong sử dụng điện (dành cho người lao động), Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, Cục An toàn lao động, NXB Lao Động - Xã hội, 2008. 3. https://baonghean.vn/cam-nang-huong-dan-su-dung-đdien-an-toan- 272940. html (Clip) 4. https://tailieu.vn/doc/so-tay-an-toan-trong-su-dung-dien- 6Š1277.html Câu hỏi: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?
Tính mạch lạc đã được thể hiện trong đoạn trích dưới đây như thế nào? Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. Hụt hơi, chới với. Có lần về nhà kêu má Tết này làm những món này này, những món mà mình nhìn thấy mang theo trên suốt chặng đường từ nhà ngoại về. Má cười, người ta có đâu có nghĩa là mình phải có. Mình dại hơn cả tuổi mười ba, không hiểu câu đó mấy, nên vẫn muốn má bày thật nhiều thứ trên giàn phơi nhà mình, chớ không phải còm nhom chút dưa kiệu, dưa hành, chút chuối khô,... Nên Chạp sau mình vân nhắc, má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có. Cũng may qua mỗi Chạp mỗi mùa phơi mình mỗi lớn, bài học của người của ta má không nhắc nữa, mình bỗng bâng quơ nhớ. Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. Ngó qua khoảng sân đã rợp những cây mông gà, vạn thọ biết ai ăn Tết lớn ai chị đìu hiu, như ngó qua cái sào phơi quần áo biết nhà ai đông, nhà ai đơn chiếc, ai khả giả, ai nghèo. Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường. Căn chòi của bà già chèo đò hay chở mình qua sông trồng mãi, cho đến ngày cuối Chạp bỗng trên đồng củi có phơi vài tàu lá chuối, biết tối nay trên sân nhỏ bà sẽ ngồi canh nồi bánh tét đến giao thừa. Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông. Chật vật mấy, cuối Chạp cũng có cái đem phơi, đem nhuộm nắng, cũng có bụi bông vạn thọ, và bông trang, bông lồng đèn nở rực rỡ trên rào... (Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BUỔI SÁNG MÙA XUÂN SƯƠNG CHƯA TAN Đỗ Bích Thuý Tôi đã từng nghĩ rằng, có viết bao nhiêu dòng, bao nhiêu trang cũng không thể đủ, không thể thoả lòng về niềm yêu mến của tôi đối với cái cây ấy. Lúc tôi mười, hay mười một gì đấy, tôi rất thích ngồi đan ở đầu hồi. Thích Lắm. Ngày ấy, len hiếm, mẹ tôi thường dỡ những cái áo len cũ, rách, thủng ra, nhặt những đoạn len còn tốt, nối vào để đan lại. Áo, khăn, mũ. Những cái áo len đẹp mặt trước, còn mặt sau, bên trong, thì chi chít những cái mối nối đùn lên. Tôi xin mẹ những đoạn len thừa. Ngắn quá không bõ nối, thì mẹ cho tôi. Tôi tự vót một đôi kim đan. Vót từ một khúc vầu già. Bố tôi hay nói, nếu muốn vót tròn thì phải đẽo vuông. Tức là, muốn vót que đũa, hay que đan cũng vậy, thì phải chẻ miếng vầu cho nó vuông đã, vót dễ hơn, nhanh hơn. Vót xong, lấy chính cái phân sợi đã vót ấy, vo lại, nhét cây que đan vào trong, chuốt cho nó nhẫn thín, bóng loáng mới thôi. Xong một đôi que đan, nối được một đoạn len dài, tôi mang ra ngồi trước hiên nhà. Một đứa bé gái sửa soạn cho một buổi sáng mùa đông ngồi đan hẳn là phải tinh tươm lắm, tôi nghĩ thế. Mà tôi cũng chẳng biết đan gì, chỉ mong được một miếng chừng hai bàn tay, có pha mầu, có vài hoạ tiết, thế là vui lắm 1ôi. Đầu hồi có một cây mận. Ngồi đan, và ngắm cây mận. Lúc nào tôi cũng muốn làm hai việc này cùng với nhau. Trời lạnh, gió từ trong khe núi thổi ra liên tục. Nhưng mà hôm ấy trời có nắng. Một ngày trời nắng hiếm hoi. Tôi ngồi ngay dưới tán cây. Cây mận rất già, da mốc meo, khô khốc. Bố tôi trồng nó xuống trong đúng cái ngày tôi chào đời. Gốc cây mận xù ra từng cục. Có một vét sẹo tròn tròn dưới gốc. Đây là chỗ mà tôi hay buộc con chó. Nắng lên, xiên qua cành cây đầy lá non. Những cành mận gầy in bóng trên Nền sân. Vừa Tết xong. Hoa mận cuối mùa vẫn cố nở những bông trắng thật là trắng. Nhiều cành đã ra quả. Quả non xanh như lá, phần bọc bên ngoài lại trắng như tuyết. Tôi thích nhất là ngắm cây mận ở lúc mà nó vừa có hoa vừa có quả, những cái lá non xanh mướt như được quệt một lớp mỡ bằng chổi lông gà. Ấy là khi mùa xuân đến. Mùa xuân, cho dù năm nào cũng đến muộn, nhưng luôn luôn kịp để cây mận ra hoa, hoa rụng, còn lại những quả xanh non. Tôi có thể ngồi cả buổi ở hiên nhà, trong cái nắng vàng nhạt ấm áp, gió lạnh vẫn thổi băng qua trước mặt và đẩy tất cả mọi cái lá rụng về phía cuối sân. Mỗi khi một cánh hoa rơi xuống thì cây mận lại rùng mình một cái, như là nó bị đau. Thấy thương cây mận. Cây mận giống mẹ tôi, phải đổi vẻ đẹp của mình để lấy những đứa con. Lại nghĩ, liệu rồi mình có muốn giống cây mận kia không? Không biết. Lần nào ngồi dưới bóng của nó tôi cũng tự hỏi đi hỏi lại câu đó hàng trăm lần, trong mỗi buổi sáng không có sương mù che phủ, và cây mận tha hồ khoe vẻ đẹp của nó. Tôi vẫn thế, luôn lẩn thẩn chơi một mình và rất thích những thứ mà tôi nghĩ rằng nó bị bỏ quên. Mấy bông hoa mận, một quả hồng cuối mùa mầu đỏ còn sót lại trên ngọn trong khi mọi cái lá thì đã rụng hết, một tổ chim có mấy con chim non...           Cây mận gầy thật là gầy. Những miếng vỏ già vỡ ra khiến thân cây đầy vết nứt, giống những vét nứt ở gót chân vào mùa đông. Bọn trẻ chúng tôi ở làng, chân đứa nào cũng nứt toác. Má cũng nứt. Nhưng gầy thì gầy, cây mận vẫn cho đầy quả. Tôi ôm cái giỏ đựng đồ đan trước bụng, nhìn chằm chằm lên cây mận. Nắng chiếu vào những hạt sương trong veo ở đầu cành làm cho nó sáng lấp lánh. Tôi đã nghĩ, mình cũng sẽ dính những hạt sương như thế lên chiếc áo len đầu tiên mà tôi đan được sau này. Chiếc áo của tôi sẽ chẳng giống ai. Có tìm khắp các chợ cũng không có chiếc thứ hai. Tôi sẽ đính cả những bông hoa bằng vải nhỏ tí trắng như hoa mận. Tôi sẽ là một bông hoa mận đang nở, trong một buổi sáng mùa xuân sương chưa tan... Tôi đã lớn lên, từng tuổi một, bên hiên nhà và dưới gốc mận ấy. Cây mận ngày một già, những cành dài của nó trùm lên mái nhà. Sau những trận mưa to gió lớn, nó quật vỡ vài viên ngói. Tuổi thơ của tôi đã trôi đi, trôi đi, như một giấc mơ. Một giấc mơ không bao giờ cũ, nằm yên ở đó, và khi nào chạm đến thì thức dậy. Anh cả tôi lấy vợ, anh thứ tôi lấy vợ, những đứa cháu tập đi quanh gốc mận, và bố mẹ tôi cũng già đi bên gốc mận. Còn tôi, thì đi lấy chồng. Cây mận ấy, già nua và cô đơn, im lìm lặng lẽ và khiêm nhường, tận hiến những gì có thể cho cả một gia đình, và cũng chứng kiến những biến động lớn nhất trong một gia đình. Khi tôi xa nhà, quay về, đi qua một khúc quanh, qua một cây cầu nhỏ, còn chưa nhìn thấy hai cánh cửa nhà màu xanh thì đã nhìn thấy ngọn cây mận. Nó vẫn đứng đó, vươn ngọn lên trên mái nhà, và đang vươn lên cao đề vẫy chào reo vui. Năm nào cây mận cũng ra hoa, ra quả. Càng già quả càng ít đi, nhưng càng ngon hơn. Giòn tan, ngọt lịm, và tôi luôn nhè hạt mận ra rồi vung tay vứt thật mạnh qua bờ rào. Ngoài đấy là rừng. Rừng đầy những sa nhân, sồi, dẻ, trám, giang, vầu... [...] Tôi vứt hạt mận ra rừng, và luôn mơ mộng về một khu rừng đầy những cây mận, và cây nào cũng chi chít quả... Năm tôi hai mươi tám tuổi, cây mận cũng hai mươi tám tuổi. Tôi rời nhà đi, cây mận vẫn đứng đó. Mười năm sau đó, bố mẹ tôi cũng rời đi. Cây mận không còn nữa. Nó đã quá già, nhưng không phải vì nó già, mà vì cái vị trí nó đứng khiến cho người chủ mới không thể dựng lên một ngôi nhà thật to. Người ta chặt bỏ nó đi. Tôi muốn khóc lắm. Thật là thế. Tôi đã luôn tin rằng cây mận sẽ nhớ tôi biết bao, giống như tôi luôn nhớ nó. Một cái cây có linh hồn, mong manh, nhạy cảm, tinh tế, và trĩu nặng ân tình. Và vào mùa xuân này, như mấy chục mùa xuân đã trôi đi mất, tôi lại ngồi giữa phố xá và lặng yên nhớ về cái buổi sáng ngồi tỉ mẩn tập đan, và hoa mận thì lả tả rụng, như sương... (Nguồn: https://nhandan.vn/thoinayxuan2019-huongxuanmautet/ buoi-sang-mua-xuan-suong-chua-tan-348568/) Hãy chỉ ra những đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản Buổi sáng mùa xuân sương chưa tan.
Đọc văn bản sau và trả lời các cầu hỏi: MỘT THỨC QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM Thạch Lam Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng1 sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới xác định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái Vòng1’ làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì, và đến mùa cốm, các người của Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng... Cốm là thức quả riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam2. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu Tết3. Không gì còn hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng4, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đó thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quy kín đáo và nhũn nhặn?) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ây, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chíu6 mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm. 1. Vừng (cũng viết “vầng”): từ chỉ đơn vị, dùng để gọi một cách trang trọng hay văn vẻ một vật thể có bề mặt được coi là rộng, hình tròn hoặc gần với hình tròn. Ví dụ: vầng dương, vầng trán. 1’ Vòng: làng Vòng thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy. Làng Vòng từ lâu đã nổi tiếng về nghề làm cốm. 2 An Nam: tên gọi cũ của nước Việt Nam, dưới thời Bắc thuộc được dùng chính thức từ đời Đường và cũng còn dùng dưới thời thuộc Pháp. 3. Sêu Tết: chỉ việc nhà trai đưa lễ vật (thường là thức ăn) đến nhà gái trong dịp lễ, Tết, khi chưa cưới, trong xã hội cũ. 4 Tơ hồng: sợi chỉ đỏ biểu trưng cho tình duyên do trời định. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông Nguyệt Lão dùng sợi chỉ này buộc vào chân đôi nam nữ nào thì họ sẽ thành vợ chồng. 5 Hào nháng (cũng viết là “hào nhoáng”): có vẻ đẹp phô trương bề ngoài. 6 Chút chiu ( từ ít dùng): nâng niu, nhẹ nhàng (In trong Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Đời nay, 1943) Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Một thức quà của lúa non: cốm là một văn bản tuỳ bút?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: NHỮNG VĂN THƠ CỦA TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN VẢ KHÁT KHAO SỰ SỐNG... Nguyễn Thị Như Ngọc Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái suy nghĩ “say đắm đuối” và “non xanh” mơn mởn đã hoà vào nhau thành những bản tình ca réo rắt. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là khúc hát giao hoà của con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu thơ cuối bài, bằng bút pháp sôi nổi, rạo rực và đầy biến hoá, đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt, nông nàn, rất riêng của Xuân Diệu:                                 Ta muốn ôm                                 Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;                                 Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,                                 Ta muốn say cảnh bướm với tình yêu,                                 Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều,                                 Và non nước, và cây, và có rạng.                                 Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng.                                 Cho no nê thanh sắc của thời tươi;                                 Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Mỗi dòng thơ là một cung bậc của vẻ đẹp thiên nhiên, là một giai điệu vô tận của niềm Say đắm cuộc sống. Cũng là thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nhưng Xuân Diệu có cách thể hiện rất mới lạ, độc đáo. Xưa nay từ cảnh mới sinh tình nên các nhà thơ luôn “tả cảnh” trước rồi mới “ngụ tình” sau. Còn Xuân Diệu đã làm điều ngược lại. Nhà thơ đã dùng cảm xúc rạo rực của mình đề phả vào thiên nhiên một sức sống tràn đầy. Chính yếu tố đặc biệt đó đã biến những dòng thơ thành đảo phách, nổi lên giữa những khúc nhạc vốn đã rất đặc sắc:                                 Ta muốn ôm                                   Ta muốn riết...                                 Ta muốn say... Và hơn thế nữa: Ta muốn thâu... Thiên nhiên thật là tuyệt vời! Xuân Diệu ngây ngất, khao khát muốn tận hưởng tất cả. Chính xác hơn là tất cả những gì tươi đẹp nhất. Xuân Diệu muốn hoà nhập vào “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. Từ “ôm” thể hiện cái khát khao đến cháy bỏng và nó cũng làm cho ta có cảm giác rằng lúc Xuân Diệu viết nên dòng thơ cũng là lúc Xuân Diệu quyện tâm hồn mình vào “sự sống”. Sự sống đã bắt đầu hàng triệu triệu năm trước, nhưng với Xuân Diệu, sự sống “mới bắt đầu”. Mới bắt đầu bởi vì chỉ hôm nay đây, lúc này đây, Xuân Diệu mới cảm nhận hết từng khía cạnh, từng chi tiết nhỏ của cuộc sống”. [... ] Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”. “Cánh bướm tình yêu” khẽ khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống. Để rồi lòng Xuân Diệu chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên từng chi tiết sắc sảo: “non nước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc như tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cái hôn nhiều”. Đó cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường của hạnh phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi. Táo bạo trong nghệ thuật dùng từ, Xuân Diệu đã tạo nên những dòng thơ ngập tràn sức sống. Xuân Diệu khuyên người ta hãy tận hưởng, hãy sống hết mình. Đó không phải là lối sống gấp gáp vội vàng mà là nhịp sống sôi nổi, hăng say. Bằng hồn thơ sôi nổi, cặp mắt non xanh, Xuân Diệu đã tạo nên những dòng thơ rất riêng, thổi vào cuộc sống tình yêu và khát khao hạnh phúc. (Trích Những bài văn đạt điểm cao của học sinh giỏi Văn trung học phổ thông, NXB Trẻ, 2003) a. Vẽ sơ đồ thể hiện mới quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên. Xác định mục đích và nội dung chính của văn bản. b. Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau. Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản? Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”. “Cánh bướm tình yêu” khẽ khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống. Để rồi lòng Xuân Diệu chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên từng chi tiết sắc sảo: “non mước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc nhất tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cải hôn nhiều”. Đó cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ảnh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường của hạnh phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi. c. Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. d. Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Xuân Diệu được phân tích trong văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân?