Danh sách câu hỏi
Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông. [...] Hai anh em thằng Mên tìm đến cái ổ chim chìa vôi. Thấy động, những con chim chìa vôi non kêu líu ríu. Hai đứa bé ý tứ quỳ xuống bên cạnh.
- Anh bảo bao giờ thì chúng nó bay được? - Thằng Mon hỏi.
- Mấy ngày nữa.
- Thế mẹ chúng đi kiếm ăn à?
- Ừ.
- Chim chìa vôi có ăn được hến không?
- Tao không biết, nhưng bố mẹ nó vẫn lội kiếm ăn ở ven sông.
- Mình bắt hến bỏ vào tổ cho chúng ăn anh nhé?
- Ừ thì đi.
Hai đứa bé đi ra mép nước. Chúng tìm những cái lỗ hang nhỏ. Trong những cái hang nhỏ ấy luôn luôn có một con hến hoặc một con trùng trục. Chỉ một loáng hai đứa đã bắt được một nắm hến. Chúng xếp những con hến dính đầy đất cát bên tổ chim. Trước khi rời dải cát, Mên nói với em nó:
- Mày không được nói cho đứa nào biết cái tổ chim này nhé. Mày mà nói tao
không cho mày ra đây nữa.
(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi, in trong Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012, tr. 138 - 139)
Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn kể về sự việc hai anh em Mên và Mon chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi trong SGK? Nhờ đâu em nhận biết được vị trí của đoạn trích?
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Chợ tết
Đoàn Văn Cừ
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Để lắng nghê người khách nói bô bô
Anh hàng tranh kiux kịt quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lí bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ ccon mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượu,
Cạnh anh chàng bán pháp dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa con pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng bừng như thể đến gần đêm
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh
Những người quê lũ lượt trở ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
(Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013)
a. Bức tranh thiên nhiên ở khổ thứ nhất được miêu tả có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?
Khổ
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp tu từ
1
Nhận xét nét độc đáo:
………………………………………………………………………
…………………………………………………………..
………………………………………………………………
………………………………………………………………
b. Nhận xét nét độc đáo của từ ngữ, hình ảnh trong các câu thơ sau:
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
c. Em nhận xét như thế nào về vần và nhịp của bài thơ?
d. Cho biết chủ đề của bài thơ
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Khát vọng
Xuân Quỳnh
Ngày còn bé ta mơ trăng tháng Tám
Giữa đêm rằm bày cỗ, vui chơi
Cùng bạn nhỏ rước đèn múa hát
Trống ếch lùng tùng náo nức trăng vui
Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng
Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu
Trải tâm tư dưới trời trăng sáng
Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!
Chỉ thế thôi ư? Ta còn mơ ước
Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời
Những vần thơ cùng du hành vũ trụ
Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bai rồi, ta lại muốn bay cao.
(In trong Tơ tằm – Chổi biếc, NXB Văn học, Hà Nội, 1963)
a. Bài thơ thể hiện những mơ ước gì của nhân vật xưng “ta”? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện mơ ước ấy.
b. Nhận xét nét độc đáo của các hình ảnh trong câu thơ.
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
c. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối. Theo em, việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc biểu lộ khát vọng của nhân vật xưng “ta”?
d. tác giả đã bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì qua bài thơ? Em cảm nhận như thế nào về những tình cảm, cảm xúc ấy?
đ. Ở ba khổ thơ đầu, tác giả sử dụng từ “mơ ước” hoặc “ước mơ”, nhưng ở khổ thơ cuối lại dùng từ “khát vọng”. Theo em, sự thay đổi này có dụng ý gì?
e. Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Phòng sô-cô-la (chocolate) ti vi
Gia đình Mai Ti-vì (Mike Teavee) cùng Sác-li (Charlie) và ông nội Châu (Joe) bước ra khỏi thang máy để vào một phòng sáng lóa đến nỗi họ phải nheo mắt lại vì chói và dừng bước. Ông Quơn-cơ (Wonka) đưa cho mỗi người một cặp kính đen và nói:
- Đeo vào nhanh lên! Và khi nào còn ở trong này thì đừng bỏ ra, bất kể đang làm gì. Ánh sáng này có thể làm mù mắt đấy.
Vừa đeo kính đen vào là Sác-li lập tức có thể thoải mái nhìn quanh mình. Bé thấy một căn phòng dài, hẹp chiều ngang, sơn trắng toàn bộ. Ngay cả sàn cũng trắng, không một mảy bụi ở bất cứ chỗ nào. Những ngọn đèn lớn, từ trên trần rủ xuống, tỏa khắp phòng một ánh sáng trắng xanh rực rỡ. Phòng hoàn toàn trống không, trừ ở hai đầu.
Ở một đầu là một máy quay phim to tướng trên bánh xe với cả một đạo quân Umpơ-Lumpơ (Umpa-Lumpa) tíu tít xung quanh, nào tra dầu, nào chỉnh các nút, nào lau các ống kính. Tất cả mang trang phục rất dị thường. Họ mặc những bộ đồ du hành vũ trụ màu đỏ tươi, đủ cả mũ mão, kính bảo vệ - chí ít cũng giống như những bộ đồ du hành vũ trụ - và họ làm việc trong im lặng tuyệt đối. Nhìn họ, Sác-li thấy nao nao một cảm giác nguy hiểm kì lạ. Có một cái gì đó nguy hiểm ở toàn bộ công việc này và những người Umpơ-Lumpơ ý thức được điều đó. Tại đây, không hề thấy họ trò chuyện hay hát hò, trong bộ đồ du hành vũ trụ đỏ thắm, họ di chuyển chậm rãi và thận trọng quanh chiếc ca-mê-ra đen kếch xù.
Ở đầu phòng đằng kia, cách chiếc ca-mê-ra chừng năm mươi bước, một người Umpơ-Lumpơ duy nhất (cũng mặc đồ đu hành vũ trụ) đang ngồi ở một cái bàn đen đăm đăm nhìn vào màn hình một máy vô tuyến truyền hình cực lớn.
- Đây này – Ông Quơn-cơ nhảy tưng tưng phấn khích – Đây là Phòng Thử Nghiệm cho phát minh lớn nhất và mới nhất của ta – Sô-cô-la Ti vi.
- Nhưng mà sô-cô-la ti vi là cái gì? – Mai Ti-vì hỏi.
- Trời đất, bé con, hãy thôi đừng có ngắt lời ta nữa! – Ông Quơn-cơ nói.
Cái này vận hành bằng ti vi. Bản thân ta thì không thích ti vi. Ta cho rằng xem in ít thôi thì cũng được, nhưng trẻ con đường như không bao giờ chịu xài liều lượng nhỏ. Chúng muốn ngồi suốt ngày dõi mắt và dõi mắt vào màn ảnh …
- Như cháu – Mai Ti-vì nói.
- Im đi – Ông Ti-vì nạt.
- Cảm ơn. – Ông Quơn-cơ nói. – Ta sẽ giải thích hoạt động của ti vi kì diệu này. Nhưng trước hết, các cháu có biết ti vi thông thường vận hành như thế nào không? Rất đơn giản. Ở một đầu, nơi thu hình, có một ca-mê-ra lớn và người ta bắt đầu quay một cái gì đó. Rồi những hình ảnh được phân ra hàng triệu mảnh nhỏ li ti không thể nhìn được và những mảnh nhỏ ấy bắn lên trời bằng điện năng. Trên bầu trời, chúng vi vu lượn vòng khắp vùng cho đến khi đột nhiên chúng bắt trúng cột ăng-ten trên mái một ngôi nhà nào đó. Thế là chúng ào xuống theo mọt sợi dây điện dẫn thẳng vào mặt sau của một chiếc ti vi và trong đó, chúng bị lắc đảo, lắc đảo cho đến khi tất cả hàng triệu mảnh nhỏ li ti ấy, từng mảnh một, trở về đúng chỗ, khớp vào nhau (như một trò chắp hình) và hấp. Tấm ảnh hiện ra trên màn hình.
- Các hoạt động của nó không phải thế. – Mai Ti-vì nói.
- Tôi bị điếc tai trái. – Ông Quơn-cơ nói. – Thứ lỗi cho tôi nếu không nghe được hết lời cháu nói.
- Cháu nói cách hoạt động của nó không phải thế. – Mai Ti-vì hét to.
- Cháu là một đứa trẻ dễ thương, - ông Quơn-cơ nói, - nhưng cháu nói quá nhiều. Này nhé, ngay lần đầu tiên thấy loại ti vi bình thường vận hành, tôi nảy ra một ý vĩ đại. Nghe đây, nếu người ta có thể phá vỡ vụn một tấm ảnh ra hàng triệu mảnh và phóng chúng bay vun vút qua không gian rồi lại chắp chúng ở lại đầu kia, thì tại sao tôi lại không thể làm thế với một thanh kẹo sô-cô-la? Tại sao tôi không thể phóng một thanh kẹo sô-cô-la thật thành những mảnh li ti bay vun vút qua không gian để rồi chắp trở lại với nhau nguyên vẹn ở đầu đằng kia, hoàn toàn có thể ăn được?
- Không thể có chuyện ấy được! Mai Ti-vì nói.
- Cháu nghĩ thế ư? – Ông Quơn-cơ cao giọng. – Được! Hãy xem đây! Giờ ta sẽ phóng một thanh sô-cô-la thuộc thuộc loại hảo hạng của ta từ đầu phòng này sang đầu kia – bằng ti vi. Này, chuẩn bị nhé! Mang sô-cô-la vào.
Lập tức, sáu người Umpơ-Lumpơ khiêng một thanh sô-cô-la khổng lồ tiến tới. Đó là thanh sô-cô-la lớn nhất mà Sắc-li từng thấy. Nó bằng cả cái nệm mà cậu thường nằm ngủ ở nhà.
- Nó phải to thế, - ông Quơn-cơ giải thích, - bởi vì khi phóng một vật gì bằng ti vi, thì ở đầu ra, nó sẽ bé hơn rất nhiều so với khi đưa vào máy. Ngay cả với ti vi bình thường, khi ta thu hình một người to lớn, thì ở đầu ra, trên màn hình, anh ta sẽ không lớn hơn cái bút chì, phải không nào? Nào, ta bắt đầu nhé! Chuẩn bị! Không! Không! Ngừng! Ngừng tất cả lại! Kìa, cháu! Mai Ti-vì! Lùi lại. Cháu đứng sát ca-mê-ra quá. Có những tia nguy hiểm phát ra từ đó. Chúng có thể phân cháu ra thành hàng triệu mảnh li ti trong một giây đấy. Chính vì thế mà những người Umpơ-Lumpơ phải mặc đồ du hành vũ trụ để bảo vệ mình. Được. Tốt hơn rồi đó. Nào! Bật máy.
Một trong những người Umpơ-Lumpơ nắm cần máy, kéo xuống.
Một ánh chớp lóe.
- Thanh sô-cô-la biến mất rồi! – Ông nội Châu reo lên, vung cả hai cánh tay.
Đúng thế. Thanh sô-cô-la khổng lồ đã biến mất tiêu.
- Nó đang trên đường. – Ông Quơn-cơ nói lớn. – Giờ nó thành hàng triệu mảnh li ti đang vun vút xuyên qua không khí trên đầu chúng ta. Mau lên! Lại đây. – Ông lao tới đầu phòng đằng kia, nơi đặt chiếc ti vi lớn và mọi người chạy theo ông. – Theo dõi màn hình! – Ông kêu. – Nó tới đây này! Nhìn xem!
Màn hình lập lòe và bật sáng. Rồi đột nhiên, một thanh sô-cô-la nhỏ hiện lên giữa màn hình.
- lấy đi! – Ông Quơn-cơ hô to, mỗi lúc một thêm phấn khích.
- Làm sao mà lấy được? – Mai Ti-vì bật cười. – Đó chỉ là một hình ảnh trên màn hình.
- Sác-li Bắc-kịt! – Ông Quơn-cơ hô. – Cháu lấy đi! Với tay và nắm lấy nó.
Sác-li đưa tay ra, sờ vào màn hình và đột nhiên, như bởi phép màu, thanh sô-cô-la nằm gọn trong những ngón tay của câu. Cậu ngạc nhiên đến nỗi suýt đánh rơi.
- Ăn đi! – Ông Quơn-cơ hét. – Tiếp tục, nào ăn đi. Vẫn ngon tuyệt đấy. Vẫn là thanh sô-cô-la ấy. Có điều nó đã nhỏ lại trong chuyến đi, thế thôi.
- Thật là kì diệu hết chỗ nói! – Ông nội Châu há hốc miệng. – Thật là … thật là … thật là một phép thần thông.
- Thử hình dung xem, - ông Quơn-cơ nói – khi tôi bắt đầu dùng phát minh này trên khắp cả nước, cụ ngồi nhà xem ti vi và bỗng nhiên một đoạn quảng cáo lóe lên trên màn hình và một giọng nói vang lên: HÃY ĂN SÔ-CÔ-LA CỦA QUƠN-CƠ! ĐÓ LÀ SÔ-CÔ-LA NGON NHẤT TRÊN THẾ GIỚI. KHÔNG TIN, HÃY THỬ LUÔN MỘT THANH – ĐÂY! Và cụ chỉ việc với tay ra lấy một cái. Cụ thấy thế nào?
- Tuyệt vời! – Ông nội Châu reo lên. – Nó sẽ làm thay đổi cả thế giới.
(Trích Charlie và nhà máy sô-cô-la, Dương Tường dịch,
Phan Thành Đạt minh họa, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021)
a. Văn bản viết về đề tài gì?
b. Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với chú bé Sác-li Bấc-kịt trong đoạn trích.
c. Dựa vào bảng sau, em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa chiếc ti vi thông thường hiện nay và chiếc ti vi sô-cô-la của ông Quơn-cơ:
Ti vi thông thường
Ti vi sô-cô-la
Giống
Khác (mục đích chế tạo, cách thức sử dụng)
d. Từ các chi tiết trong văn bản, hãy cho biết nhân vật ông Quơn-cơ thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật truyện khoa học viễn tưởng.
đ. Văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của truyện khoa học viễn tưởng về đề tài, cốt truyện, tình huống, sự kiện?
e. Từ câu chuyện về phòng sô-cô-ls ti vi của ông Quơn-cơ, em nghĩ gì về khả năng sáng tạo của con người?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Bài ca chim Ưng” là bài ca cổ mà ông lão Na-dưa Ra-him Ôg-lư (Nadir Ragim Ogly), kể cho nhân vật xưng “tôi” nghe. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Rắn Nước và Chim Ưng. Rắn Nước chứng kiến Chim Ưng gặp nạn rơi xuống khe núi. Dù mình đầy vết thương, Chim Ưng vẫn khao khát bay lên baaif trời một lần nữa, nên theo lời gợi ý của Rắn Nước, nó lao đến miệng vực, đâm bổ xuống. Thấy vậy, Rắn nước, kẻ sinh ra chỉ bò chứ không thể bay cũng thử tung mình lên không, nhưng nó không chết, chỉ rơi xuống đống đá. Nó thấy loài chim thật buồn cười, thấy hãnh diện với bản thân vì biết bằng lòng với cuộc sống trên đất. Trong khi đó, sóng biển vẫn hát bài ca ca ngợi Chim Ưng dũng cảm. Đoạn trích dưới đây thuộc phần đầu và phần cuối câu chuyện.
Bài ca chim ưng
Mác-xim Go-rơ-ki (Macxim Gorki)
[…] Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh, sáng dần lên, và rải rác trên mặt biển đây đó hiện lên những mảnh trăng vứt bừa bãi. Trăng đã ló lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì, và giờ đây nó trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.
- Ra-him!... Cụ kể chuyện đi ! – Tôi yêu cầu ông già.
- Để làm gì? – Ra-him hỏi, không ngoảnh về phía tôi.
- Thế thôi! Tôi thích nghe chuyện cụ kể.
- Tôi kể hết rồi … CHẳng còn biết chuyện gì nữa …
Đó là ông lão muốn tôi năn nỉ thêm. Tôi bèn năn nỉ ông.
- Tôi kể lại một bài ca nhé? – Ra-him thuận lòng.
Tôi muốn nghe một bài ca cổ. Thế là bằng một giọng ngâm đều đều, cố giữ nguyên cái âm điệu đặc thù của bài hát, ông lão bắt đầu kể:
“Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi và nằm trong một khe núi ẩm ướt, mình khoanh tròn, mắt trông ra biển.
[…] Bỗng trong khe núi, nơi Rắn Nước nằm khoanh, Chim Ưng từ trên trời rơi xuống, ngực dập nát, máu nhuốn khắp bộ lông.
Kêu lên một tiếng ngắn, Chim rơi xuống đất và tức giận vùng vẫy, ngực đập vào đá cứng.
[…] Rắn bì lại gần Chim bị thương và phì phì phun thẳng vào mặt Chim:
- Sao, mi sắp chết ư?
- Phải, ta đang hấp hối! – Chim ưng đáp sau một tiếng thở dài. Ta sống thật huy hoàng! … Ta đã biết thế nào là hạnh phúc! … Ta đã chiến đấu dũng cảm! Ta đã trông thấy trời xanh … Không bao giờ mày được thấy trời gần như vậy! … Thật khổ thân mày.
- Thì đã sao? Trời ư? Chỉ là một chỗ trống … Ta bò làm sao được? Ở đây ta sướng lắm, vừa ấm lại vừa ẩm ướt.
Rắn đáp lời Chim tự do như vậy, trong bụng cười thầm Chim về những lời lẽ viển vông.
Và Rắn nghĩ: “Dù bay hay bò thì rốt cục cũng thế thôi. Đều nằm trong lòng đất, đều trở thành tro bụi …”
Nhưng Chim Ưng dũng mãnh bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy một chút và đưa mắt nhìn dọc khe núi.
Nước rỉ qua những khe đá xám xịt, trong cái vực tối tăm, không khí ngột ngạt và sặc mùi thiu rữa.
Và thi hết tàn lực, Chim Ưng thét lên, tủi phiền và đau đớn:
- Ôi, giá được bay vút lên trời một lần nữa! Bấy giờ ta sẽ áp chặt kẻ thù vào những vết thương trên ngực ta … Ôi, hạnh phúc của chiến đấu! …
Rắn nghĩ: “Chắc trên trời sống thích thật, cho nên nó mới rên xiết như thế!”
Và Rắn bàn với Chim trời tự do:
- Thế thì mi hãy cố lần lên bờ vực rồi lao xuống. Có lẽ đôi cánh sẽ nâng mi, và mi sẽ sống thêm ít nữa trong môi trường quen thuộc của mi.
Và Chim Ưng giật mình rồi cất lên tiếng rên kiêu hãnh, lần lên bờ vực, móng trượt trên mặt đá nhầy nhụa.
Lên đến miệng vực, Chim dang cánh, hít một hơi dài cho đầy lồng ngực, mắt sáng quắc lên, rồi đâm bổ xuống.
Nhưng rồi như một hòn sỏi, nó lăn trên vách đá rơi xuống rất nhanh, cánh gãy, lông rụng tả tơi.
Dòng thác đón lấy Chim, cuốn sạch máu nó, phủ bọt lên thân nó và vùn vụt đưa nó ra biển.
Và sóng biển vẫn xô vào đá với tiếng gầm buồn rười rượi … Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông”.
[…] Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh, trên bờ sóng vỗ nhịp nhàng, và tôi lặng thinh nhìn ra khơi. Trên mặt nước, những đốm bạc từ trăng chiếu xuống mỗi lúc một dày… Nồi canh của chúng tôi sôi khe khẽ.
Mọi vật đều mơ màng trong giấc ngủ, nhưng là một giaacs ngủ hết sức mong mang, và người ta có cảm giác như chỉ một giây sau mọi vật đều sẽ giật mình tỉnh dậy và sẽ vang lên trong một bản hòa tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.
(Trích Tuyển tập truyện ngắn Macxim Gorki, Cao Xuân Hạo,
Phạm Mạnh Hùng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2012)
a. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong đoạn trích.
b. Chim Ưng và Rắn Nước đã trò chuyện về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách tác giả giải quyết vấn đề của Chim Ưng không? Vì sao?
c. Cách dùng dáu ngoặc kép trong văn bản trên cho thấy có sự kết hợp lời kể khác nhau của hai người kể chuyện. Hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
TT
Từ câu … đến câu …
Là lời kể của …
Ngôi kể thứ
1
Từ “Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh…” đến “… ông lão bắt đầu kể.”
3
Từ “Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi …” đến “Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông.”
3
Từ “Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh …” đến “… một bản hòa tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.”
Sự thay đổi trong cách kể chuyện như có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Tìm số từ trong các câu sau và xác định chức năng của chúng:
a. Rửa sạch thịt, sau đó đun sôi nồi nước, thả vào nồi một củ hành đập dập và cho thịt vào luộc khoảng hai mươi phút.
(Cách làm gỏi cuốn tôm thịt)
b. Tôm rửa sạch, ướp với nửa muỗng cà phê muối, nửa muỗng canh rượu, một muỗng cà phê đường để tôm đậm đà hơn và không bị hôi, tanh.
(Cách làm gỏi cuốn tôm thịt)
c. Bước thứ nhất: Sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch rau sống, rau thơm, hẹ, …, ngâm qua với nước muối pha loãng và sau đó vớt lên để ráo nước.
(Cách làm gỏi cuốn tôm thịt)
d. Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.
(Nguyễn Quang Thiều, Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)
đ. Đặt lớp giấy ăn thứ hai lên trên và phết keo theo đường màu xanh.
(Thành Luân, Cách làm lồng đèn tròn bằng giấy cho đêm trung thu)
e. Đặc biệt, để lồng đèn có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt hơn, với khoảng năm miếng giấy thì bạn thay đổi xen kẽ lớp giấy màu khác.
(Thành Luân, Cách làm lồng đèn tròn bằng giấy cho đêm trung thu)