Câu hỏi:
28/06/2022 13,620Trong đoạn trích trên, tính cách của hai nhân vật Mên và Mon chủ yếu được nhà văn khắc hoạ qua những chi tiết nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Em có thể chọn phân tích một vài chi tiết miêu tả lời nói hoặc cử chỉ, hành động để nhận biết đặc điểm tính cách của một trong hai nhân vật. Ví dụ:
+ Các chi tiết miêu tả lời nói: Mon hỏi anh những con chim chìa vôi non bao giờ bay được và bố mẹ chúng đi đâu, chúng có ăn được hến không, rủ anh tìm thức ăn cho chúng; Mên giải thích cho em và đồng tình với em;...
+ Các chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động: ý tứ quỳ xuống bên cạnh tổ chim để bầy chìa vôi non không sợ hãi; đi tìm những con hến và xếp cẩn thận bên tổ chim;...
- Căn cứ vào các chi tiết đã phân tích, em có thể khái quát đặc điểm tính cách của từng nhân vật.
+ Nhân vật Mon: tò mò, ham hiểu biết, vô tư, hồn nhiên.
+ Nhân vật Mên: giải thích cho em hiểu và đồng tình với em.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra những câu văn không phải là lời của nhân vật. Em dựa vào đặc điểm nào để xác định như vậy?
Câu 2:
Em biết nhân vật văn học nào có tính cách giống như bạn Ga-ro-nê trong đoạn trích? Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) để giới thiệu về nhân vật đó.
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một
thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu, trừ những đứa độc ác, vì Ga-ro-nê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa lớn định trêu ghẹo hay hà hiếp một đứa bé, mà đứa bé gọi Ga-ro-nê đến thì đứa lớn kia buộc phải đứng yên ngay.
Bố Ga-ro-nê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Ga-ro-nê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khoẻ nhất lớp; cậu có thể nhấc cái ghế dài chỉ một tay thôi... Khoẻ vậy, mà lại tốt nữa... Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút, cái tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. [...] Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Ga-ro-nê, một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tát yêu vào má cậu. Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn: cứ nhìn vào đôi mắt của Ga-ro-nê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Bạn Ga-ro-nê của tôi, trích Những tấm lòng cao cả,
Hoàng Thiếu Sơn địch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 41 — 42)
Tình cảm của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê như thế nào? Những chi tiết nào trong văn bản trực tiếp thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê?
Câu 5:
Nêu cảm nhận chung của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.
Câu 6:
Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ trong câu đó.
về câu hỏi!