Câu hỏi:
28/06/2022 1,386Em hãy đóng vai nhân vật Mên, viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) kể lại sự việc hai anh em chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Em dựa vào đặc điểm tính cách của nhân vật Mên để lựa chọn giọng kể cho phù hợp. Khi kể, cần nêu được các ý chính:
- Vì sao Mên quyết định cùng em chèo đò ra bãi cát giữa sông?
- Hai anh em ra được bãi cát giữa sông một cách dễ dàng hay khó khăn?
- Mên có suy nghĩ, cảm xúc gì khi chèo đò ra bãi cát giữa sông và khi được ngắm cảnh bầy chim chìa vôi non cất cánh bay lên?
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Ngoài trời mưa vẫn đổ xuống mái nhà và gió vẫn thổi vào phên cửa liếp cành cạch. Sợ tổ chim non sẽ bị ngập mất, chúng tôi quyết định lấy đò của ông Hảo đi ra giữa sông để mang chúng vào bờ. Phải khó khăn lắm tôi và Mon mới ra được bãi cát giữa sông bởi gió mạnh làm con thuyền trong trành, trao đảo, mưa hắt vào mặt, vào mắt cay xè. Sau khi đưa đò vào bến thì trời cũng tang tảng sáng, anh em chúng tôi ngược lên đoạn bờ sông đối diện với dải cát. Giữa lúc tôi còn vẩn vơ với những câu hỏi của Mon thì một cảnh tượng hiện lên trước mắt, từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ, bay lên không trung. Chứng kiến cảnh tượng này khiến tôi nín thở, mắt nhìn chăm chăm vào những con chim non và cầu mong có một phép màu giúp chúng và cuối cùng thì điều kì diệu đã đến, bầy chim non đã bay cao hơn và hạ xuống lùm dứa dại bờ sông. Thấy vậy tôi và Mon nhẹ nhõm và tươi vui hẳn lên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong đoạn trích trên, tính cách của hai nhân vật Mên và Mon chủ yếu được nhà văn khắc hoạ qua những chi tiết nào?
Câu 2:
Chỉ ra những câu văn không phải là lời của nhân vật. Em dựa vào đặc điểm nào để xác định như vậy?
Câu 3:
Em biết nhân vật văn học nào có tính cách giống như bạn Ga-ro-nê trong đoạn trích? Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) để giới thiệu về nhân vật đó.
Câu 5:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một
thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu, trừ những đứa độc ác, vì Ga-ro-nê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa lớn định trêu ghẹo hay hà hiếp một đứa bé, mà đứa bé gọi Ga-ro-nê đến thì đứa lớn kia buộc phải đứng yên ngay.
Bố Ga-ro-nê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Ga-ro-nê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khoẻ nhất lớp; cậu có thể nhấc cái ghế dài chỉ một tay thôi... Khoẻ vậy, mà lại tốt nữa... Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút, cái tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. [...] Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Ga-ro-nê, một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tát yêu vào má cậu. Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn: cứ nhìn vào đôi mắt của Ga-ro-nê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Bạn Ga-ro-nê của tôi, trích Những tấm lòng cao cả,
Hoàng Thiếu Sơn địch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 41 — 42)
Tình cảm của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê như thế nào? Những chi tiết nào trong văn bản trực tiếp thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê?
Câu 6:
Nêu cảm nhận chung của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.
Câu 7:
Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ trong câu đó.
về câu hỏi!