Danh sách câu hỏi
Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
Thay thế mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn văn dưới đây bằng một vài từ ngữ khác; so sánh mức độ phù hợp của các từ ngữ được thay thế với các từ ngữ in đậm và nhận xét về cách lựa chọn từ ngữ của tác giả dân gian trong mỗi đoạn:
- nhâng nháo:
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời, chả thèm để ý chung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
(Ếch ngồi đáy giếng)
- Sờ
Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
(Thầy bói xem voi)
- cười mũi, dằn lòng:
Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ.
(Thỏ và rùa)
- truyền:
Ông buộc đũa thành một bó, để trước mặt các con. Sau đó, ông truyền cho mỗi đứa đến bẻ bó đũa ra làm đôi, nhưng không đứa nào bẻ nổi.
(Chuyện bó đũa)
- lén:
Một hôm, có con cáo kia vừa đói bụng vừa khát nước. Nó lẻn vào vườn nho đề ăn trộm.
(Con cáo và quả nho)
Em có thể sử dụng mẫu bảng sưới đây để thực hiện bài tập trên:
TT
Từ ngữ trong văn bản
Từ ngữ thay thế
Nhận xét
1
Nhâng nháo (Ếch ngồi đáy giếng)
2
Sờ (Thầy bói xem voi)
3
Cười mũi (Thỏ và rùa)
4
Rằn lòng (Thỏ và rùa)
5
Truyền (Chuyện bó đũa)
6
Lẻn (Con cáo và quả nho)
Đoạn văn ở bài tập 2 và 3 trên đây cho thấy: đối với các văn bản kể chuyện hàm súc, ngắn gọn như truyện ngụ ngôn, ta có thể chỉnh sửa và sử dụng bổ sung dấu chấm lửng ở một số vị trí thích hợp để tăng thêm sức biểu đạt cho từ ngữ, câu văn hay tạo thêm không khí cho câu chuyện. Với mục đích tương tự, em hãy bổ sung, chỉnh sửa các đoạn văn dưới đây thành những đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng, đồng thời chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong mỗi trường hợp:
a. Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một húc sau, con rùa ì ạch bò tới. (Thỏ và rùa)
b. Sau đó, ông truyền cho mỗi đứa đến bẻ bó đũa ra làm đôi, nhưng không đứa nào bẻ nổi. (Chuyện bỏ đũa)
c. Cáo nhảy lên rớt xuống cả chục lần mà vẫn không bắt được một chùm thấp nhất. (Con cáo và quả nho)
d.- Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó. Chua lắm! Không chừng lại có cả sâu trong đó nữa. (Con cáo và quả nho)
Đọc văn bản Con cáo và quả nho và trả lời các câu hỏi phía dưới:
CON CÁO VÀ QUẢ NHO
Một hôm, có con cáo kia vừa đói bụng vừa khát nước. Nó lẻn vào vườn nho để ăn trộm. Vườn nho đầy những trái bóng mọng, lủng lẳng trên giàn, nhưng lại quá cao. Cáo nhảy lên rớt xuống cả chục lần mà vẫn không bắt được một chùm thấp nhất. Cuối cùng, nó bước đi và lẫm bẩm:
- Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó. Chua lắm! Không chừng lại có
cả sâu trong đó nữa.
(158 Truyện Ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995,
https://sites.google.com/site/158truyenngungonaesop/1 31-—150)
a. Tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện (cốt truyện) truyện Con cáo và quả nho và hoàn thành theo mẫu bảng đưới đây. Dựa vào các bài tập mà em đã thực hiện, cho biết: việc tóm tắt tình huống truyện với tóm tắt chuỗi sự kiện (cốt truyện) khác nhau như thế nào?
Nội dung
Con cáo và quả nho
Tình huống
Chuỗi sự kiện (cốt truyện)
b. Trong khi chứng minh về tính ngắn gọn hàm súc của truyện ngụ ngôn, nhiều ý kiến thống nhất rằng các truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Con cáo và quả nho là những truyện tiêu biểu. Nhưng khi cần xác định trong hai truyện này, truyện nào ngắn gọn hơn, ý kiến chưa ngã ngũ. Theo em, cần thực hiện việc so sánh như thế nào để kết luận đưa ra thuyết phục được mọi người?
c. Giả sử những quả nho trong truyện Con cáo và quả nho biết nói, theo em chúng sẽ nói gì với con cáo hoặc với chính mình trong trường hợp này?
Đọc hai văn bản Thỏ và rùa, Chuyện bó đũa và trả lời các câu hỏi phía dưới:
THỎ VÀ RÙA
Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ.
Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời:
- Đừng có đùa dai! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao.
Rùa mỉm cười:
- Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi.
Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là cuộc thi bắt đầu.
Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các
thú khác ở dọc đường cổ võ1.
Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu2 chơi cho bõ ghét. Đợi một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiếp vừa lẩm bẩm:
- Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống ta sẽ chạy tiếp cũng chẳng muộn gì!
Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con
rùa ì ạch bò tới.
Nó bỏ qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò
náo nhiệt.
Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào
rừng.
1 Cổ võ: tác động, khích lệ tỉnh thần; làm cho hăng hái, phấn chấn và hoạt động tích cực hơn lên.
2 Diễu: chế nhạo, làm cho đối phương cảm thấy hổ thẹn.
CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, có ông lão nông dân nọ rất thông minh. Ông rất buồn vì thấy trong gia đình, các con ông hay cãi cọ với nhau. Ông cố khuyên nhủ, nhưng vô ích.
Một hôm, nằm trên giường bệnh, ông gọi các con lại. Ông buộc đũa thành
một bó, để trước mặt các con. Sau đó, ông truyền cho mỗi đứa đến bẻ bó đũa ra làm đôi, nhưng không đứa nào bẻ nổi. Cuối cùng, ông cởi bó đũa ra, đưa cho mỗi đứa một chiếc. Ai nấy bẻ gãy dễ dàng.
Mấy đứa con nhìn nhau, không biết người cha có ý nói gì. Ông già nghiêm
nghị bảo:
- Các con yêu dấu! Bao giờ các con còn đoàn kết như bó đữa này thì không
kẻ thù nào làm hại được các con. Nhưng nêu các con cứ chia rẽ và cãi vã, thì các con sẽ sớm bị tiêu diệt1.
(158 Truyện Ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995,
https://sites.google.com/site/158truyenngungonaesop/131-—150)
1. Tiêu diệt: làm cho chết hoặc mất hẳn khả năng hoạt động.
a. Nêu các đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản trên.
b. Sau khi đọc truyện Thỏ và rùa, một số bạn cho rằng, việc rùa thắng thỏ là khó xảy ra trong thực tế (nếêu không phải vậy thì đã chẳng có câu: “Chậm như rùa!”). Các bạn khác lại cho rằng việc rùa thắng thỏ là xứng đáng và rất thuyết phục. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
e. Một số bạn băn khoăn không dám chắc Chuyện bó đũa là truyện ngụ ngôn hay là truyện cổ tích. Nếu được các bạn ấy hỏi ý kiến trong việc xác định thể loại, em sẽ trả lời các bạn thế nào?
d. Theo em, cách kết thúc của hai văn bản Chuyện bó đĩa và Hai người bạn đồng hành và con gấu có điểm gì giống nhau? Điểm giống nhau ấy giúp em rút ra lưu ý gì khi đọc các truyện ngụ ngôn có cách kết thúc tương tự?
đ. Dựa vào các thông tin (tình huống, tác dụng, bài học) trong bảng đưới đây đối với truyện Thỏ và rùa, hãy hoàn tất các thông tin đối với truyện Chuyện bó đũa:
Nội dung
Thỏ và rùa
Chuyện bó đũa
Tình huống
Bị thỏ chê là chậm chạp, rùa thách thỏ chạy
thi trước sự chứng kiến của bá thú. Thỏ ỷ mình chạy nhanh, xem thường đối thủ nên
thua cuộc; rùa chăm chỉ chạy hết sức mình
nên đã chiến thắng.
Tác dụng
Thể hiện sự kiêu ngạo, khinh thường đối thủ
của thỏ; sự cần mẫn, chăm chỉ và tự tin của
rùa.
Thể hiện bài học mà câu chuyện muốn đề cập
qua thất bại của thỏ và chiến thắng của rùa.
Bài học
Sự chăm chỉ, cần mẫn, tự tin có thể làm nên chiến thắng.
Chậm mà chắc và tự biết sức mình, hơn nhanh mà ỷ lại, kiêu ngạo; cần phải biết người biết ta;...
e. Dựa vào bảng dưới đây, tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện được kể (cốt truyện), bài học ứng xử trong truyện Chuyện bó đũa:
Nội dung
Thỏ và rùa
Chuyện bó đũa
Tình huống
Thỏ và rùa thách nhau chạy thi. Thỏ ỷ mình chạy nhanh, xem thường đối phương nên thua cuộc; rùa chăm chỉ chạy hết sức mình nên đã chiến thắng.
Chuỗi sự kiện(cốt truyện)
- Thỏ vốn khinh thường rùa và chê rùa chậm chạp. Rùa công khai thách thỏ chạy thi và cuộc thi được tiến hành trước sự chứng kiến của bá thú.
- Vào cuộc thi, rùa cần mẫn chăm chỉ.
- Thỏ ỷ mình chạy nhanh cứ nhởn nhơ, trêu chọc rùa, thậm chí lại còn ngủ một
giấc ngon lành.
- Lúc thỏ tỉnh dậy thì rùa đã về đích. Biết mình thua cuộc không thể chối cãi, thỏ ta xấu hổ lánh mặt vào rừng.
Bài học
Chăm chỉ sẽ giúp đến đích sớm hơn; hơn
thua ở việc làm, hành động thực tế, không ở lời nói suông;...
g. Có bạn cho rằng: bài học vẫn không có gì thay đổi, nếu thay hai nhân vật thỏ và rùa trong truyện bằng hai nhân vật đều là thỏ hoặc hai nhân vật đều là rùa chạy thi với nhau; và vì một lí do nào đó, con vật tưởng là yếu hơn, chậm hơn đã giành chiến thắng. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Xác định phó từ trong những trường hợp sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ hoặc tính từ nào.
a. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là những nhánh cỏ non tơ nhất. (Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
b. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
c. Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van: “Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết”. (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
d. Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
đ. Mẹ phải vần cái vại dưa ấy cạnh bếp, nửa ngày lại xoay một lần.
(Đỗ Bích Thuý, Và tôi nhớ khói)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MỤC ĐỒNG1 NGỦ TRÊN CÁT TRẮNG
Trần Quốc Toàn
Suốt ngày dãi nắng
Vàng hoe tóc bồng2
Đêm nhóm lửa hồng
Áp lưng cát trắng
Lắng nghe gió thổi
Thia lia3 sao xa
Nằm ngâm chân mỏi
Vào sông Ngân Hà...
Những hạt bắp nướng
Chín căng giọt sương
Một hòn than nổ
Bung vì sao băng
Ai vùi khoai củ
Thơm giờ tàn canh
Tù và4 đã rúc
Đảnh thức bình mình
Dê...
Cừu...
Bứt cọng nắng
Kéo ông mặt trời lên.
(In trong báo Thiếu niên tiền phong, số 168/ 2015)
1 Mục đồng: trẻ chăn trâu, chăn bò.
2 Tóc bồng: tóc ở trạng thái nổi cao lên, phồng cao lên.
3 Thia lia: liệng cho mảnh sành, mảnh ngói, v.v. bay sát mặt nước và nẩy lên nhiều lần.
4 Tù và: dụng cụ báo hiệu ở nông thôn thời trước, làm bằng sừng trâu, bò hoặc vỏ ốc,
dùng hơi để thổi, tiếng vang xa.
a. Bài thơ miêu tả cuộc sống của những chú bé mục đồng trong thời điểm nào? Dựa vào đâu để nhận biết điều đó?
b. Bức tranh cuộc sống của mục đồng đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào? Từ đó, em hình dung như thế nào về cuộc sống và tâm hồn của họ?
c. Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ.
d. Tác giả thể hiện tình cảm gì với chú bé mục đồng? Tình cảm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
đ. Xác định (những) biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây và phân tích tác dụng của chúng.
Những hạt bắp nướng
Chín căng giọt sương
Một hòn than nổ
Bung vì sao băng
e. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tiếp hồ điệp.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
a. Hãy xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên.
b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên.
(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa từ đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?
d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”.