Câu hỏi:

13/07/2024 921

Đọc văn bản Con cáo và quả nho và trả lời các câu hỏi phía dưới:

CON CÁO VÀ QUẢ NHO

Một hôm, có con cáo kia vừa đói bụng vừa khát nước. Nó lẻn vào vườn nho để ăn trộm. Vườn nho đầy những trái bóng mọng, lủng lẳng trên giàn, nhưng lại quá cao. Cáo nhảy lên rớt xuống cả chục lần mà vẫn không bắt được một chùm thấp nhất. Cuối cùng, nó bước đi và lẫm bẩm:

- Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó. Chua lắm! Không chừng lại có

cả sâu trong đó nữa.

(158 Truyện Ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995,

https://sites.google.com/site/158truyenngungonaesop/1 31-—150)

a. Tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện (cốt truyện) truyện Con cáo và quả nho và hoàn thành theo mẫu bảng đưới đây. Dựa vào các bài tập mà em đã thực hiện, cho biết: việc tóm tắt tình huống truyện với tóm tắt chuỗi sự kiện (cốt truyện) khác nhau như thế nào?

Nội dung

Con cáo và quả nho

Tình huống

 

Chuỗi sự kiện (cốt truyện)

 

b. Trong khi chứng minh về tính ngắn gọn hàm súc của truyện ngụ ngôn, nhiều ý kiến thống nhất rằng các truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Con cáo và quả nho là những truyện tiêu biểu. Nhưng khi cần xác định trong hai truyện này, truyện nào ngắn gọn hơn, ý kiến chưa ngã ngũ. Theo em, cần thực hiện việc so sánh như thế nào để kết luận đưa ra thuyết phục được mọi người?

c. Giả sử những quả nho trong truyện Con cáo và quả nho biết nói, theo em chúng sẽ nói gì với con cáo hoặc với chính mình trong trường hợp này?

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn sử Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trả lời:

a. Với yêu cầu thứ nhất, có thể tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện (cốt truyện) truyện Con cáo và quả nho như sau:

Nội dung

Con cáo và quả nho

Tình huống

Cáo đang trong cơn đói khát, lên vào vườn nho hái trộm nho

chín. Giàn nho cao, nhiều lần cố hái nhưng không thể với tới

được, cáo tự an ủi mình bằng cách chê nho xanh, chua và có

sâu.

Chuỗi sự kiện (cốt truyện)

- Đang đói bụng và khát nước, con cáo lẻn vào vườn nho tìm cách hái trộm.

- Nho bóng mọng lủng lẳng trên giàn cao; cáo nhiều lần nhảy lên cố hái nhưng không thể với tới được.

- Cáo đành bỏ đi, nhưng vừa đi vừa lẩm bẩm chê nho xanh, chua và có sâu.

Với yêu câu thứ hai, có thể nêu lưu ý cách tóm tắt tình huống khác với cách liệt kê sự kiện khi tóm tắt cốt truyện ở chỗ: với tình huống, chỉ nêu sự kiện cốt lõi cho thấy tình thế nguyên nhân - kết quả các hành động của nhân vật hướng đến thể hiện bài học của truyện ngụ ngôn.

b.

Số câu, chữ

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Con cáo và quả nho

Số câu

7

5

Số chữ

126

79

c.

“Cáo lẩm bẩm:

- Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó. Chua lắm! Không chừng lại có cả sâu trong đó nữa.

Quả nho nghĩ bụng:

- Những anh chàng như cáo mà phải chịu đói khát thật đáng đời.”

Hoặc:

“Quả nho nghe cáo lẩm bẩm, nói rì rào theo gió nhẹ:

- Lêu lêu... ! Mắc cỡ. Lêu lêu... !"

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào bảng sau. xác định tình huống truyện, bài học, tác dụng của tình huống trong việc thể hiện bài học trong các truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con:

Nội dung

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Chó sói và chiên con

Tình huống truyện

 

 

Bài học

 

 

Tác dụng của tình huống

truyện (trong việc thể

hiện bải học)

 

 

Xem đáp án » 13/07/2024 2,837

Câu 2:

Đọc hai văn bản Thỏ và rùa, Chuyện bó đũa và trả lời các câu hỏi phía dưới:

THỎ VÀ RÙA

Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ.

Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời:

- Đừng có đùa dai! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao.

Rùa mỉm cười:

- Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi.

Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là cuộc thi bắt đầu.

Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các

thú khác ở dọc đường cổ võ1.

Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu2 chơi cho bõ ghét. Đợi một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiếp vừa lẩm bẩm:

- Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống ta sẽ chạy tiếp cũng chẳng muộn gì!

Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con

rùa ì ạch bò tới.

Nó bỏ qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò

náo nhiệt.

Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào

rừng.

1 Cổ võ: tác động, khích lệ tỉnh thần; làm cho hăng hái, phấn chấn và hoạt động tích cực hơn lên.

2 Diễu: chế nhạo, làm cho đối phương cảm thấy hổ thẹn.

CHUYỆN BÓ ĐŨA

Ngày xưa, có ông lão nông dân nọ rất thông minh. Ông rất buồn vì thấy trong gia đình, các con ông hay cãi cọ với nhau. Ông cố khuyên nhủ, nhưng vô ích.

Một hôm, nằm trên giường bệnh, ông gọi các con lại. Ông buộc đũa thành

một bó, để trước mặt các con. Sau đó, ông truyền cho mỗi đứa đến bẻ bó đũa ra làm đôi, nhưng không đứa nào bẻ nổi. Cuối cùng, ông cởi bó đũa ra, đưa cho mỗi đứa một chiếc. Ai nấy bẻ gãy dễ dàng.

Mấy đứa con nhìn nhau, không biết người cha có ý nói gì. Ông già nghiêm

nghị bảo:

- Các con yêu dấu! Bao giờ các con còn đoàn kết như bó đữa này thì không

kẻ thù nào làm hại được các con. Nhưng nêu các con cứ chia rẽ và cãi vã, thì các con sẽ sớm bị tiêu diệt1.

(158 Truyện Ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995,

https://sites.google.com/site/158truyenngungonaesop/131-—150)

1. Tiêu diệt: làm cho chết hoặc mất hẳn khả năng hoạt động.

a. Nêu các đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản trên.

b. Sau khi đọc truyện Thỏ và rùa, một số bạn cho rằng, việc rùa thắng thỏ là khó xảy ra trong thực tế (nếêu không phải vậy thì đã chẳng có câu: “Chậm như rùa!”). Các bạn khác lại cho rằng việc rùa thắng thỏ là xứng đáng và rất thuyết phục. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

e. Một số bạn băn khoăn không dám chắc Chuyện bó đũa là truyện ngụ ngôn hay là truyện cổ tích. Nếu được các bạn ấy hỏi ý kiến trong việc xác định thể loại, em sẽ trả lời các bạn thế nào?

d. Theo em, cách kết thúc của hai văn bản Chuyện bó đĩaHai người bạn đồng hành và con gấu có điểm gì giống nhau? Điểm giống nhau ấy giúp em rút ra lưu ý gì khi đọc các truyện ngụ ngôn có cách kết thúc tương tự?

đ. Dựa vào các thông tin (tình huống, tác dụng, bài học) trong bảng đưới đây đối với truyện Thỏ và rùa, hãy hoàn tất các thông tin đối với truyện Chuyện bó đũa:

Nội dung

Thỏ và rùa

Chuyện bó đũa

Tình huống

Bị thỏ chê là chậm chạp, rùa thách thỏ chạy

thi trước sự chứng kiến của bá thú. Thỏ ỷ mình chạy nhanh, xem thường đối thủ nên

thua cuộc; rùa chăm chỉ chạy hết sức mình

nên đã chiến thắng.

 

Tác dụng

Thể hiện sự kiêu ngạo, khinh thường đối thủ

của thỏ; sự cần mẫn, chăm chỉ và tự tin của

rùa.

Thể hiện bài học mà câu chuyện muốn đề cập

qua thất bại của thỏ và chiến thắng của rùa.

 

Bài học

Sự chăm chỉ, cần mẫn, tự tin có thể làm nên chiến thắng.

Chậm mà chắc và tự biết sức mình, hơn nhanh mà ỷ lại, kiêu ngạo; cần phải biết người biết ta;...

 

e. Dựa vào bảng dưới đây, tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện được kể (cốt truyện), bài học ứng xử trong truyện Chuyện bó đũa:

Nội dung

Thỏ và rùa

Chuyện bó đũa

Tình huống

Thỏ và rùa thách nhau chạy thi. Thỏ ỷ mình chạy nhanh, xem thường đối phương nên thua cuộc; rùa chăm chỉ chạy hết sức mình nên đã chiến thắng.

 

Chuỗi sự kiện(cốt truyện)

- Thỏ vốn khinh thường rùa và chê rùa chậm chạp. Rùa công khai thách thỏ chạy thi và cuộc thi được tiến hành trước sự chứng kiến của bá thú.

- Vào cuộc thi, rùa cần mẫn chăm chỉ.

- Thỏ ỷ mình chạy nhanh cứ nhởn nhơ, trêu chọc rùa, thậm chí lại còn ngủ một

giấc ngon lành.

- Lúc thỏ tỉnh dậy thì rùa đã về đích. Biết mình thua cuộc không thể chối cãi, thỏ ta xấu hổ lánh mặt vào rừng.

 

Bài học

Chăm chỉ sẽ giúp đến đích sớm hơn; hơn

thua ở việc làm, hành động thực tế, không ở lời nói suông;...

 

g. Có bạn cho rằng: bài học vẫn không có gì thay đổi, nếu thay hai nhân vật thỏ và rùa trong truyện bằng hai nhân vật đều là thỏ hoặc hai nhân vật đều là rùa chạy thi với nhau; và vì một lí do nào đó, con vật tưởng là yếu hơn, chậm hơn đã giành chiến thắng. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Xem đáp án » 13/07/2024 2,120

Câu 3:

Vận dụng cách nói thú vị, hài hước để kể lại truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Xem đáp án » 13/07/2024 586

Câu 4:

Thể hiện cách đọc sáng tạo về một truyện ngụ ngôn đã học, đã đọc bằng cách làm một bài thơ (lục bát, bốn chữ, năm chữ, song thất lục bát,...) hoặc vẽ một bức tranh.

Xem đáp án » 13/07/2024 493

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store