Giải SBT Văn 7 Bài 3: Những góc nhìn văn chương ( Phần 1: Đọc) có đáp án

  • 496 lượt xem

  • 7 câu hỏi


Câu 7:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NHỮNG VĂN THƠ CỦA TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN

VẢ KHÁT KHAO SỰ SỐNG...

Nguyễn Thị Như Ngọc

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái suy nghĩ “say đắm đuối” và “non xanh” mơn mởn đã hoà vào nhau thành những bản tình ca réo rắt. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là khúc hát giao hoà của con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu thơ cuối bài, bằng bút pháp sôi nổi, rạo rực và đầy biến hoá, đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt, nông nàn, rất riêng của Xuân Diệu:

                                Ta muốn ôm

                                Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

                                Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

                                Ta muốn say cảnh bướm với tình yêu,

                                Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều,

                                Và non nước, và cây, và có rạng.

                                Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng.

                                Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

                                Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Mỗi dòng thơ là một cung bậc của vẻ đẹp thiên nhiên, là một giai điệu vô

tận của niềm Say đắm cuộc sống.

Cũng là thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nhưng Xuân Diệu có cách thể hiện rất mới lạ, độc đáo. Xưa nay từ cảnh mới sinh tình nên các nhà thơ luôn “tả cảnh” trước rồi mới “ngụ tình” sau. Còn Xuân Diệu đã làm điều ngược lại. Nhà thơ đã dùng cảm xúc rạo rực của mình đề phả vào thiên nhiên một sức sống tràn đầy. Chính yếu tố đặc biệt đó đã biến những dòng thơ thành đảo phách, nổi lên giữa những khúc nhạc vốn đã rất đặc sắc:

                                Ta muốn ôm

 

                                Ta muốn riết...

                                Ta muốn say...

Và hơn thế nữa:

Ta muốn thâu...

Thiên nhiên thật là tuyệt vời! Xuân Diệu ngây ngất, khao khát muốn tận hưởng tất cả. Chính xác hơn là tất cả những gì tươi đẹp nhất.

Xuân Diệu muốn hoà nhập vào “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. Từ “ôm” thể hiện cái khát khao đến cháy bỏng và nó cũng làm cho ta có cảm giác rằng lúc Xuân Diệu viết nên dòng thơ cũng là lúc Xuân Diệu quyện tâm hồn mình vào “sự sống”. Sự sống đã bắt đầu hàng triệu triệu năm trước, nhưng với Xuân Diệu, sự sống “mới bắt đầu”. Mới bắt đầu bởi vì chỉ hôm nay đây, lúc này đây, Xuân Diệu mới cảm nhận hết từng khía cạnh, từng chi tiết nhỏ của cuộc sống”. [... ]

Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”.

“Cánh bướm tình yêu” khẽ khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống. Để rồi lòng Xuân Diệu chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên từng chi tiết sắc sảo: “non nước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc như tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cái hôn nhiều”. Đó cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường của hạnh phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi.

Táo bạo trong nghệ thuật dùng từ, Xuân Diệu đã tạo nên những dòng thơ ngập tràn sức sống. Xuân Diệu khuyên người ta hãy tận hưởng, hãy sống hết mình. Đó không phải là lối sống gấp gáp vội vàng mà là nhịp sống sôi nổi, hăng say. Bằng hồn thơ sôi nổi, cặp mắt non xanh, Xuân Diệu đã tạo nên những dòng thơ rất riêng, thổi vào cuộc sống tình yêu và khát khao hạnh phúc.

(Trích Những bài văn đạt điểm cao của học sinh giỏi Văn trung học phổ thông,

NXB Trẻ, 2003)

a. Vẽ sơ đồ thể hiện mới quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên. Xác định mục đích và nội dung chính của văn bản.

b. Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau. Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”. “Cánh bướm tình yêu” khẽ khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống. Để rồi lòng Xuân Diệu chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên từng chi tiết sắc sảo: “non mước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc nhất tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cải hôn nhiều”. Đó cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi

thơm”, “đã đầy ảnh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường của hạnh phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi.

c. Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

d. Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Xuân Diệu được phân tích trong văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân?


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận