Danh sách câu hỏi

Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Cách làm lồng đèn tròn bằng giấy cho đêm trung thu Thành luân tổng hợp           Trung thu đang đến gần, hãy bắt tay vào làm ngay những chiếc lồng đèn xinh xắn từ giấy bìa với nhiều màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Bên cạnh những mẫu lồng đèn ngôi sao, lòng đèn bươm bướm truyền thống bằng tre nứa hay lồng đèn bằng lon sữa bò, … thì cách làm lồng đèn giấy cũng được nhiều người ưa chuộn và thực hiện.           Vật liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản, sản phẩm cũng vô cùng đẹp mắt. Hơn nữa, với những chiếc lồng đèn bằng giaays này, bạn còn có thể dùng để trang trí phòng sao cho thật nổi bật và cá tính, hoặc có thể gấp gọn để dùng cho những mùa tết Trung thu năm sau. Đó đều là những ý tưởng tuyệt vời về cách dùng lồng đèn tròn giấy. Vật liệu cần chuẩn bị - Giấy màu loại mỏng - 1 tờ giấy bìa cứng - 2 cây bút màu - Kim, chỉ, kéo, keo dán. Cách làm lồng đèn giấy nhiều màu Bước thứ nhất: Dùng bìa cứng cắt hình tròn có kích cỡ ứng với chiếc lồng đèn bạn mong muốn, cắt thành hai nửa bằng nhau. Sau đó, bạn cắt thêm 40 đến 50 lớp giaays ăn hình chữ nhật có kích cỡ lớn hơn một chút so với nửa miếng bìa tròn Bước thứ hai: Dùng miếng giấy màu hình chữ nhật đặt lên tờ giấy trắng, rồi đánh dấu lên tờ giấy trắng năm đường thẳng xen kẽ bởi hai loại bút khác màu. Sau đó, bạn sử dụng keo dán phết dọc theo đường màu hồng (được đánh số 2) với lớp giấy ăn đầu tiên. Đặt lớp giấy ăn thứ hai lên trên và phết keo theo đường màu xanh (được đánh số 1) Lặp lại bước trên với các lớp giấy chồng lên nhau. Đặc biệt, để lồng đèn có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt hơn, với khoảng năm miếng giấy thì bạn thay đổi xen lẽ lớp giấy màu khác. Bước thứ ba: Sau khi đã hoàn thành thao tác dán các lớp giấy chồng lên nhau, bạn đặt nửa miếng bìa tròn lên rồi dùng bút màu đánh dấu xung quanh miếng bìa. Sau đó cắt miếng giấy thành hình bán nguyệt theo đường đã vẽ. Tiếp tục dán miếng bìa vào một mặt của miếng giấy màu. Ở miếng bìa còn lại, khoét một phần ở giữa rồi dán vào mặt còn lại của miếng giấy màu. Bạn sử dụng chỉ khâu hai đầu miếng giấy, buộc hơi lỏng và chừa một đoạn chỉ để treo đèn lồng. Cuối cùng, bạn chỉ cần mở miếng giấy ra và nhận thành quả bất ngờ. Với cách làm trên, bạn có thể khéo léo phối hợp nhiều màu sắc khác nhau để tạo ra những chiếc đèn lồng rực rỡ, mang cá tính riêng của mình. (Theo vietnamnet.vn, truy cập ngày 29/12/2021) a. Văn bản trên có phải là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động không? Vì sao em có thể xác định được như vậy? b. Những đề mục như “Bước 1, Bước 2, Bước 3” cung cấp thông tin gì cho người đọc? c. Có thể bỏ những hình ảnh có trong văn bản này không? Vì sao? d. Hãy tự làm một chiếc lồng đèn tròn bằng giấy theo hướng dẫn của văn bản và mang đến lớp để trưng bày cùng với sản phẩm của các bạn khác.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi Cách làm gỏi cuốn tô thịt           Gỏi cuốn là món ăn được nhiều người ưa thích. Một miếng gỏi cuốn hòa phối trong nó vị dai của bánh tráng, vị béo của thịt lẫn với vị ngọt của tôm, thêm một chút mặn mà của nước chấm, cải mát lạnh, thơm thơm của rau sống; tất cả làm dậy lên các cung bậc vị giác. Chẳng cần nhiều thời gian để thực hiện, nơi sang trọng để ăn hay đắn đo về giá cả, ai cũng có thể thưởng thức món ăn ngon, bổ, rẻ và hấp dẫn này.           Gỏi cuốn thường là món khai vị, món ăn chơi. Một trong những lí do khiến gỏi cuốn hấp dẫn thực khách chính là ở sự tươi ngon của món ăn. Bánh tráng, cái bao ngoài để gói các nguyên liệu, là thứ không thể thiếu của món ăn này. Nhân của cuốn có thể là cá, thịt, rau nhưng phổ biến hơn cả là thịt heo luộc, tôm luộc, bún tươi, miếng dưa leo thái mỏng, cọng hẹ, cà rốt ngâm giấm hoặc xoài xanh cắt sợi, rau thơm, xà lách, … Tất cả những thứ ấy được cuộn vào nhau, tạo nên những sắc màu đa dạng, hấp dẫn: màu trắng của tấm áo bánh tráng mỏng; màu xanh của lá hệ, dưa leo, rau sống; màu đỏ gạch của tôm, … Điểm đặc biệt của gỏi cuốn là các nguyên liệu đều không qua xử lí dầu mỡ và sử dụng rất nhiều rau xanh. Do đó, gỏi cuốn thật sự là một món ăn ngon, lành và tốt cho sức khỏe.           Sự thú vị của gỏi cuốn còn ở cách ăn. Người ăn có thể vừa cuốn vừa ăn, nhờ đó họ được tùy ý chọn loại nhân mình thích và gia giảm cho vừa với nhu cầu, khẩu vị riêng.           Vì thế đây là món ăn rất đáng trải nghiệm! Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 500g tôm (chọn tôm tươi ngon) - 700g thịt ba chỉ hoặc thịt đùi (chọn miếng thịt đỏ tươi, ít mỡ) - 1 xấp bánh tráng - 500g bún tươi - Xà lách, rau sống, rau thơm, hẹ. - 100g tương hột xay - Đồ chua, lạc rang giã nhuyễn - Đường cát trắng, giấm, tỏi băm, củ hành khô, dầu ăn. Cách làm món gỏi cuốn tôm thịt Bước thứ nhất: Sơ chế rau Rửa sạch rau sống, rau thơm, hẹ, … ngâm qua với nước muối pha loãng và sau đó vớt lên để ráo nước. Bước thứ hai: Chuẩn bị tôm Tôm rửa sạch, ướp với nửa muỗng cà phê muối, nửa muỗng canh rượu, một muỗng cà phê đường để tôm đậm đà hơn và không bị hôi, tanh. Bắc nồi lên bếp, sau đó đậy nắp, luộc cho tôm chuyển sang màu đỏ và đừng quên đảo đều. Tiếp theo, vớt tôm ra rổ để ráo rồi lột vỏ, xẻ đôi tôm và bỏ chỉ lưng của tôm, xếp vào dĩa. Bước thứ ba: Chuẩn bị thịt           Rửa sạch thịt, sau đó đun sôi nồi nước, thả vào nồi một củ hành đập dập và cho thịt vào luộc khoảng hai mươi phút. Khi thịt chín, vớt ra để vào một bát nước có vài viên đá lạnh để thịt trắng và giòn, ngon. Sau đó thái thịt thành lát mỏng cho vào đĩa. Bước thứ tư: Chuẩn bị cuốn           Bày bánh tráng và các nguyên liệu ra bàn để chuẩn bị cuốn. Trước khi cuốn, cần làm ướt bánh tráng. Tiếp theo, lần lượt xếp xà lách, bún, thịt, tôm, cùng với cọng hẹ, rau thơn rồi cuộn cho chắc tay. Gỏi cuốn đẹp và ngon là miếng gỏi tròn, đều, rau, bún, tôm, thịt được cuộn chặt bên trong và nổi rõ qua lớp bánh tráng mỏng. Bước thứ năm: làm nước chấm           Cái ngon của gỏi cuốn phụ thuộc nhiều vào nước chấm. Có nhiều loại nước chấm: nước tương đen, mắm nêm pha tỏi ớt, … Tuy nhiên nước chấm gỏi cuốn phổ biến nhất vẫn là tương hột xay nhuyễn pha tỏi, ớt, chút đường, muối, bột ngọt cho vừa ăn, thêm đậu phộng rang giã dập cho giòn, cho béo. Để làm loại nước chấm này, trước tiên, cần phi thơm mọt ít tỏi bằng dầu ăn, sau đó cho tương hột xay vào xào, cho đậu phộng rang nhuyễn, nêm một chút đường cho bớt mặn và vừa ăn. Đun hỗn hợp đến khi sánh lại thì cho một ít giấm (khoảng một đến nửa muỗng cà phê) vào đảo đều và tắt bếp.           Gỏi cuốn tôm thịt là món ngon có đầu đủ chất dinh dưỡng lại rất dễ ăn nên thích hợp với mọi lứa tuổi. Bạn hãy thử trải nghiệm một lần làm món gỏi cuốn tôm thịt cùng gia đình. Chậm rãi cuốn từng cái một, thể hiện sự khéo léo của đôi tay, khả năng thẩm mĩ để tạo ra những cái cuốn vừa ngon, vừa đẹp cùng những câu chuyện rôm rả bên bàn ăn, cảm nhận niềm hạnh phúc giản dị của cuộc sống. Chúc bạn thành công! (Tổng hợp từ các trang: vietnamnet.vn, dantri.vn, vtr.org.vn) a. Những dấu hiệu nào giúp e nhận biết văn bản trên là văn bản thông tin mô tả quy trình? b. Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin của đoạn văn “Gỏi cuốn thường là món khai vị, món ăn chơi, … Do đó, gỏi cuốn thật sự là một món ăn ngon, lành và tốt cho sức khỏe.”. Cách triển khai thông tin trong đoạn văn này có tác dụng như thế nào với mục đích của văn bản? c. Mục đích của văn bản này là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu mà em xác định được như vậy? d. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gì? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản. đ. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước làm món gỏi cuốn tôm thịt. e. Qua việc đọc văn bản, đặc biệt là đoạn cuối, em hiểu thế nào là một món ăn ngon?
Đọc lại văn bản Cách gọt của hoa thủy tiên trong SGK Ngữ văn 7, tập hai (tr. 47 – 51) và trả lời các câu hỏi sau: a. Vì sao người chơi thủy tiên nên gọt tỉa củ hoa? b. Em hiểu như thế nào về câu nói của nghệ nhân Nguyễn Phú Cường ở cuối văn bản: “cái đẹp nhất của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”? c. Xác định tác dụng của (các) biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Tầm dáng hoa cao hay thấp, phải tạo nên một bố cục tổng thể hài hòa mới đẹp. Và yêu cầu quan trọng là bông hoa không được ngửa lên. Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ. Đấy mới là cái đẹp Á Đông. Nếu bông hoa nghểnh mặt lên thì lại hóa ra kênh kiệu. Cái lí của người chơi hoa thủy tiên là thế. d. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:           (1) Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa. (2) Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. (3) Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt. (4) Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khỏe, dùng tay uốn thử thấy mềm mại, không giòn thì có thể tạo dáng lá uốn lượn theo ý đồ người chơi. Bộ rễ của bát thủy tiên phải trắng ngần. Dù bố cục thế nào, thì bộ rễ vẫn phải được phô ra vẻ đẹp.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất 1. Con trâu là đầu cơ nghiệp 2. Ruộng không phân như thân không của 3. Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn. 4. Được mùa cau, đau mùa lúa 5. Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi 6. Tháng Hai trồng cà, tháng Ba trồng đỗ 7. Tháng Tám mưa trai, tháng Hai mưa thóc 8. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông 9. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng 10. Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc. 11. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống (In trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2022; Tục ngữ cao dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016 a. Theo em, các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? b. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 3 đến số 11. c. Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên. d. Về mặt hình thức, câu tục ngữ số 11 có gì khác biệt so với các câu tục ngữ còn lại? đ. Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì đối với lao động sản xuất? e. Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết 1. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. 2. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. 3. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa 4. Tháng Ba mưa đám, tháng Tám mưa cơn 5. Mưa tháng Bảy gẫy cành trám Nắng tháng Tám rám trái bưởi 6. Rét tháng Ba, bà già chết cóng 7. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt 8. Mống Đông vồng Tây, chẳng mưa dây cũng bão giật (in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016 a. Theo em, các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? Căn cứ vào đâu em biết điều đó? b. Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5 vào bảng sau: Câu Số chữ Số dòng Số vế 1 8 1 2 2       3       4       5        c. Xác định các cặp vần trong các câu tục ngữ và điền vào bảng dưới đây: Câu Cặp vần Loại vần 1 nắng – trắng Vần cách 2     3     4     5     6     7     8     Nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên d. Bốn câu tục ngữ đầu có gì giống và khác nhau (về nội dung, số dòng, số chữ, số vế, vần, …)? đ. Theo em, các câu tục ngữ trên có thể giúp ích gì cho cuộc sống của con người?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đừng sợ thất bại Theo Kim Thị Mùa Đông Nếu ta muốn sống một cuộc đời mà không phạm sai lầm nào, làm gì được nấy thì hoặc là ta ảo tưởng hoặc là ta hèn nhát trước cuộc đời. Bởi cuộc đời giống như một con đường không phải lúc nào cũng tràn ngập hoa thơm và ánh nắng, sẽ có những đoạn đường đầy gai góc, đầy mưa và bão tố. Những lúc như thế, ta có thể ngã khụy xuống nhưng ta không thể đầu hàng, tuyệt vọng, bởi đó không phải là con đường cùng, thất bại không phải là ta vô dụng, ngu ngốc mà chỉ là thành công bị trì hoãn mà thôi. Có thể nói, dám đối mặt và đứng lên từ thất bại là một bài học quan trọng cho chúng ta trên đường đời.           Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đối diện với sự thật và rút ra những bài học kinh nghiệm. Do vậy, đừng vì thất bại mà nản chí, mất niềm tin vào bản thân mình và cuộc sống, hãy biến thất bại thành bàn đạp vươn lên đến thành công.           Lu-y Pát-xơ-tơ (Louise Pasteur) – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có công vĩ đại trong việc tìm ra vắc xin (vaccine) phòng dại đã từng chỉ là sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng 15/22 ở môn Hóa. Ông cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi công bố phát minh của mình về sự tiệt trùng. Người đương thời không công nhận ông. Nhưng điều kì diệu là ông luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình và sự đúng đắn của khoa học, luôn rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại. Sự kiên nhẫn và niềm tin ấy đã làm cho tên tuổi của ông tỏa sáng mãi trong lịch sử văn minh nhân loại.           Bạn biết không? “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Vậy thì hãy dũng cảm lên bạn ơi! Đừng bao giờ nghĩ là ta đã thất bại mà đó chỉ là một bước lùi cho ba bước tiến và hãy học cách đứng dậy sau khi vấp ngã. Có gì đâu khi “thất bại là mẹ thành công” và nếu không có mùa đông thì mùa xuân đã không dễ chịu đến thế; nếu đôi khi chúng ta không nếm trải khó khăn thì không thể cảm nhận vị của thành công lại ngọt ngào đến thế. (In trong Tuyển tập đề bài văn nghị luận xã hội, tập một,  NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014 a. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? b. Vẽ sơ đồ thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. c. Em có nhận xét gì về bằng chứng tác giả nêu ra tring văn bản? Việc đưa bằng chứng như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích văn bản? d. Chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện trong Đừng sợ thất bại. đ. Tại sao tác giả cho rằng thất bại là “một bước lùi cho ba bước tiến”? e. Theo em, việc học hỏi từ thất bại sẽ mang đến cho chúng ta lợi ích gì?
Đọc kĩ đề bài và thực hiện các yêu cầu nêu đưới đây: Đề bài: Trình bày về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong những hoạt động hoặc trò chơi dưới đây: - Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện. - Thi đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt động này. - Tham gia giao thông đúng luật lệ. - Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường. - Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bẩn trên quần áo, vật dụng, chặt dừa lấy nước hay chế biến sinh tố.... - Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co. Yêu cầu: a. Xác định đề tài, tìm ý, lập dàn ý cho bài nói. b. Tập trình bày theo dàn ý. c. Dự kiến nội dung trả lời cho một số câu hỏi giả định do người nghe nêu lên, chẳng hạn: - Tóm tắt ngắn gọn các điều khoản chính (hoặc điều khoản quan trọng nhất) trong quy tắc/ luật lệ mà em vừa trình bày. - Giải thích về mối quan hệ giữa các điều khoản chính trong bài trình bày của em. - Giải thích thuật ngữ/ cụm từ “...” mà em sử dụng khi trình bày điều khoản... d. Giả sử em lần lượt được nghe hai bạn trình bày bài nói về hai đề tài: - Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện. - Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường. Hãy nêu ít nhất một câu hỏi mà em dự kiến sẽ hỏi sau phần trình bày của mỗi bạn. đ. Qua kết quả luyện tập, em thấy mình tự tin sẽ đạt những tiêu chí kĩ năng nào (đánh dấu vào cột ĐẠT), chưa tự tin về tiêu chí nào (đánh dấu vào cột CHƯA ĐẠT)? Bảng kiểm kĩ năng giải thích về một quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động Nội dung kiểm tra ĐẠT CHƯA ĐẠT Người nói giới thiệu tên mình     Phần mở đầu ấn tượng, tạo được sự thu hút     Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự và tạo được sự khích lệ với người nghe     Giới thiệu sơ lược về hoạt động     Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động     Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc/ luật lệ của hoạt động (cách thức) thực hiện, những điều cần lưu ý (nếu có)     Sử dụng từ ngữ phù hợp để làm rõ nội dung, thứ tự sắp xếp các nội dung của quy tắc/ luật lệ     Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt và ngữ điệu phù hợp với nội dung     Kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày     Tương tác với người nghe     Chào và cảm ơn người nghe