Câu hỏi:
12/07/2024 25,178Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Khát vọng
Xuân Quỳnh
Ngày còn bé ta mơ trăng tháng Tám
Giữa đêm rằm bày cỗ, vui chơi
Cùng bạn nhỏ rước đèn múa hát
Trống ếch lùng tùng náo nức trăng vui
Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng
Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu
Trải tâm tư dưới trời trăng sáng
Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!
Chỉ thế thôi ư? Ta còn mơ ước
Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời
Những vần thơ cùng du hành vũ trụ
Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bai rồi, ta lại muốn bay cao.
(In trong Tơ tằm – Chổi biếc, NXB Văn học, Hà Nội, 1963)
a. Bài thơ thể hiện những mơ ước gì của nhân vật xưng “ta”? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện mơ ước ấy.
b. Nhận xét nét độc đáo của các hình ảnh trong câu thơ.
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
c. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối. Theo em, việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc biểu lộ khát vọng của nhân vật xưng “ta”?
d. tác giả đã bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì qua bài thơ? Em cảm nhận như thế nào về những tình cảm, cảm xúc ấy?
đ. Ở ba khổ thơ đầu, tác giả sử dụng từ “mơ ước” hoặc “ước mơ”, nhưng ở khổ thơ cuối lại dùng từ “khát vọng”. Theo em, sự thay đổi này có dụng ý gì?
e. Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
a. Cách nhận biết mơ ước của nhân vật xưng “ta” đầu tiên em cần xác định những từ ngữ, hình ảnh thể hiện mơ ước ấy, chẳng hạn như:
- Từ ngữ: bày cỗ, vui chơi, rước đèn, múa hát, ca ngợi cuộc đời, du hành, bay cao.
- Hình ảnh: mơ trăng tháng Tám, trải tâm tư dưới trời trăng sáng, vần thơ cùng du hành vũ trụ, sưởi ấm vừng trăng lạnh, cập bến các vì sao, …
Từ những từ ngữ, hình ảnh tìm được, em có thể khái quát hóa để nhận ra ước mơ của nhân vật xưng “ta”: được vui chơi trăng rằm tháng Tám, có một tình yêu đẹp, trở thành nhà thơ để ca ngợi cuộc đời.
b. Cách nhận xét nét độc đáo của các hình ảnh trong câu thơ:
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
- Các hình ảnh trong câu thơ: thơ ta lên trăng, theo những con tàu cập bến các vì sao.
- Nét độc đáo:
+ Hình ảnh thơ ấn tượng, thi vị bởi chúng gợi ra không gian vũ trụ kì vĩ, lãng mạn.
+ Có tác dụng làm nổi bật khát vọng bay bổng, lãng mạn của nhân vật xưng “ta”.
c. Cách xác định và nêu tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối.
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Tác dụng: cách so sánh khát vọng của lòng ta với hình ảnh “thơ ta còn bay khắp”, “theo những con tàu cập bến các vì sao” làm cho khát vọng của nhân vật xưng “ta” gợi hình, gợi cảm, sống động, sâu sắc hơn.
d. Em cần nêu những điều em cảm nhận được về tình cảm, cảm xúc của tác giả và chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh, cách trình bày cụ thể trong bài thơ khiến em cảm nhận được tình cảm, cảm xúc đó.
đ. Ở ba khổ thơ đầu, tác giả dùng từ “mơ ước” hoặc “ước mơ”, ở khổ thơ cuối, dùng từ “khát vọng”. Dụng ý của sự thay đổi này là cho thấy sự trưởng thành trong nhận thức của nhân vật xưng “ta” theo thời gian: từ mơ ước đơn giản được vui chơi đêm rằm tháng Tám đến ước vọng tình yêu ở tuổi mới lớn và khát vọng cháy bỏng trở thành thi sĩ để ca ngợi cuộc đời, bay cao, bay xa vào tương lai tươi đẹp.
e. Cách xác định thông điệp của tác giả: em cần đọc lại toàn bộ bài thơ; chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân vật xưng “ta” và tình cảm, cảm xúc của tác giả. Em cũng cần liên hệ với kiến thức và trải nghiệm của chính mình để trả lời câu hỏi thông điệp của tác giả có ý nghĩa thế nào đối với em.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Chợ tết
Đoàn Văn Cừ
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Để lắng nghê người khách nói bô bô
Anh hàng tranh kiux kịt quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lí bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ ccon mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượu,
Cạnh anh chàng bán pháp dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa con pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng bừng như thể đến gần đêm
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh
Những người quê lũ lượt trở ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
(Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013)
a. Bức tranh thiên nhiên ở khổ thứ nhất được miêu tả có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?
Khổ |
Từ ngữ |
Hình ảnh |
Biện pháp tu từ |
1 |
|
|
|
Nhận xét nét độc đáo: ……………………………………………………………………… ………………………………………………………….. ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… |
b. Nhận xét nét độc đáo của từ ngữ, hình ảnh trong các câu thơ sau:
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
c. Em nhận xét như thế nào về vần và nhịp của bài thơ?
d. Cho biết chủ đề của bài thơ
Câu 2:
Hãy đọc lại bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai trong SGK và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra những đặc điểm về vần và nhịp trong bài thơ.
b. Tìm những từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau được sử dụng trong văn bản. Những từ ngữ trái nghĩa ấy gắn liền với việc khắc họa những hình ảnh nào? Lí giải ý nghĩa của việc khắc họa song hành những hình ảnh ấy trong văn bản.
c. Những hình ảnh như: “Cau ngày càng cao”, “Mẹ ngày một thấp”, “Cau gần với giời”, “Mẹ thì gần đất” gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Việc sử dụng những hình ảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm gì của nhà thơ?
d. Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào và tác dụng của chúng là gì? Nhận xét về cách sử dụng từ “nâng” và “cầm” trong khổ thơ:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!