Danh sách câu hỏi
Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung và phương tiện để trình bày
- Lựa chọn và xác định nội dung cần trình bày
- Xác định các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp cần sử dụng để hỗ trợ cho bài nói về sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách
- Gợi ý các cuốn sách em có thể giới thiệu: Mắt biếc, Lời chia tay đẹp nhất thế gian, Những kẻ mộng mơ, … Từ đó thấy được tác dụng nâng đỡ tâm hồn ta, khiến ta mở mang kiến thức của những cuốn sách hay.
b. Tập luyện
* Em có thể chọn hình thức tập luyện:
- Tập luyện một mình để ghi nhớ nội dung và chọn cách diễn đạt phù hợp.
- Trình bày trước các bạn trong nhóm học tập, cùng các bạn trao đổi để có thể lắng nghe góp ý nhằm điều chỉnh nội dung trình bày và diễn đạt sao cho rõ ràng, mạch lạc, có sức thu hút.
- Hãy cố gắng để việc giới thiệu sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc những quan điểm của em về việc đọc sách trở nên thú vị, hấp dẫn, cuốn hút và để lại ấn tượng sâu sắc với người nghe.
2. Trình bày bài nói
- Trình bày một cách rõ ràng các nội dung đã chuẩn bị.
- Nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc làm rõ quan điểm của em về việc đọc sách qua lí lẽ xác đảng và bằng chứng cụ thể.
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp để phần trình bày hấp dẫn hơn.
3. Sau khi nói
* Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau
Người nghe
Người nói
- Nghe và ghi vắn tắt những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc quan điểm về việc đọc sách để có thể trao đổi, nêu câu hỏi sau khi người nói trình bày
- Nêu ý kiến về nội dung bài nói và cách trình bày
- Nghe góp ý và phản hồi những ý kiến của người nghe về nội dung bài nói một cách phù hợp, rõ ràng, có thể bổ sung những điểm cần làm rõ thêm.
- Trao đổi lại với người nghe về cách trình bày để có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh một cách hiệu quả
Yêu cầu đối với bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách đã đọc:
- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học: lại lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng đặc biệt ban đầu (nếu có).
- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.
- Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng hoặc nhấn mạnh những chi tiết làm rõ đặc điểm nhân vật.
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm hoặc quan niệm đời sống của tác giả.
Lựa chọn đề tài:
- Em cần quan tâm đến những đặc điểm nổi bật, sự độc đáo hoặc những phẩm chất tích cực của nhân vật vì cách chọn nhân vật để phân tích phản ánh quan niệm, suy nghĩ của người viết.
- Em có thể tìm thấy trong cuốn sách đã đọc những nhân vật mà em yêu thích. Đó là nhân vật văn học được xây dựng theo sự tưởng tượng của tác giả, nhưng vẫn có mối liên hệ với những mẫu người trong đời thực. Để tìm hiểu về nhân vật, em có thể tưởng tượng cảnh mình đang đối thoại với nhân vật yêu thích trong một cuộc gặp gỡ.
- Bằng cách đặt ra những câu hỏi phỏng vấn nhân vật như trong một cuộc trò chuyện, em có thể tìm được câu trả lời về nhân vật trong và sau khi đọc. Chọn cách xưng hô, gọi nhân vật bằng tên hoặc dùng các đại từ nhân xưng, danh từ thay thế đại từ phù hợp với đặc điểm, tuổi tác của nhân vật: bạn, ông, bà, cô, chú, cậu,
* Tham khảo những câu hỏi sau:
- Bạn đến từ đâu?
- Vì sao và bằng cách nào mà bạn trở thành nhân vật trong tác phẩm này?
- Bạn có sở thích, tính cách hay đặc điểm gì nổi bật?
- Để kể về cuộc đời của mình, bạn muốn nói điều gì nhất?
- Ai hay điều gì khiến bạn quan tâm nhất?
- Nếu sống tiếp cuộc đời không chỉ trong trang sách, điều bạn muốn làm nhất sẽ là gì?
Em có thể đặt thêm một số câu hỏi mà cuộc đời nhân vật gợi ra cho em và tìm kiếm câu trả lời từ cuốn sách hoặc liên hệ với thực tế cuộc sống để cùng nhân vật có một cuộc trò chuyện thật bổ ích, thú vị.
Tập trung vào một hoặc hai cuốn sách mà em thấy hữu ích và thú vị nhất, đọc và ghi chép những thông tin cần thiết để có thể trao đổi với các bạn sau khi đọc. Cùng với những thông tin về tên sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản, em cần chú ý xác định những vấn đề sau:
a. Đề tài: Cuốn sách đề cập đến phạm vi nào của đời sống?
b. Bố cục và nội dung chính: Cuốn sách có mấy chương, phần? Nội dung chính của từng chương, phần là gì?
c. Nhân vật, sự kiện, chai cảnh nổi bật nào được thể hiện trong cuốn sách?
d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?
e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là gì?
Từ mục tiêu đọc sách đã xác định, hãy chọn một số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về những vấn đề của cuộc sống để tìm hiểu, khám phá những điều bổ ích, thú vị. Việc đọc sách sẽ hiệu quả hơn nếu các em tập trung vào một số đề tài, chủ đề của các bài đã học để chọn sách: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền, Bài học cuộc sống, Thế giới viễn tưởng, Trải nghiệm để trưởng thành, Hoà điệu với tự nhiên. Có thể đọc trọn vẹn một số cuốn sách có đoạn trích đã học như: Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-đơ Ai-tơ-ma-tốp) hoặc Những bức thư gửi cháu Sam (Đa-ni-ên Cốt-li-ep); Nóng, Phẳng, Chật (Thô-mát L, Phrít-man).