Danh sách câu hỏi
Có 4,355 câu hỏi trên 88 trang
LỜI GIỚI THIỆ
(1) Tôi đã từng đọc nhiều tác phẩm du kí trong nước và nước ngoài kẻ về những hành trình khác nhau trên thế giới. Con người, lịch sử, xã hội và văn hoá hiện lên một cách sinh động qua từng trang sách, câu chữ của các tác giả. Nhưng tôi chưa từng đọc một cuốn sách du kí nào kể lại một hành trình đặc biệt như của Lekima Hùng, với các cung đường rác từ Bắc tới Nam. Đó không phải là hành trình như bản thân tôi đã từng đi trên các nẻo đường thế giới, tim hiểu về văn hóa và con người trên các điểm đến, thưởng thức văn hoá và những trải nghiệm vui buồn. Đó là một hành trình hoàn toàn khác, đau đầu, buồn nhiều hơn vui và mỗi chặng đường đi qua là những khám phá về mức độ ô nhiễm mà chính chúng ta đã gây ra cho những bờ biển, vùng đất, tác động trực tiếp và lâu dài lên chính cuộc sống của mình.
(2) Có người mà Lekima Hùng gặp và nói chuyện hiểu được điều gì đang xảy ra. Nhưng nhiều người thì không, chặc lưỡi không quan tâm. Qua từng trang sách, bức tranh ô nhiễm càng hiện ra một cách rõ ràng, nhức nhối và đau đớn [...] theo suốt chiều dài đất nước. Cuốn sách do đó đánh động cho chúng ta rằng, hiểm hoạ môi sinh không ở đâu xa xôi cả, không ở một nơi nào đó chỉ được tiếp cận qua ti vi hay in-tơ-nét, mà đang ở ngay bên chúng ta rồi.
(3) Lekima Hùng đi và chụp. Thực ra anh không phải nhà văn, cũng không phải là một người lữ hành. Do đó, cuốn sách được viết một cách chân thực nhất, không lãng mạn mà giản dị, nhưng rất sinh động. Anh là một nhiếp ảnh gia và với chủ đề thực hiện, anh là một người cầm máy rất khác với nhiều người chụp ảnh chỉ thường chú ý đến các yếu tố đơn thuần về thẩm mĩ và hay ca ngợi cái đẹp tôi đã quen. Lekima Hùng chụp rác thải nhiều, và anh còn có biệt danh là “Hùng rác. Chụp về môi trường không chỉ là một thể loại mang tính “xanh, đó còn là một tuyên ngôn của nhiều người có lương tri và trái tim trên thế giới.
(4) Cuốn sách này chỉ đơn giản là ghi lại một phần những gì đáng chú ý nhé. trong những hành trình đi chụp của Hùng trong những năm qua và đọc nó đã nhức nhối rồi. Nó không chỉ là phản ánh, mà còn thúc đẩy những hành động cho c cộng đồng. “Du kí xanh” là để bảo vệ và nhân lên những màu xanh, trước tiên ở tron chính suy nghĩ và sau đó là hành động của tất cả mọi người. Tôi có thể làm và sẽ làm. Còn bạn?
Trong đoạn (1) của lời giới thiệu, người viết đã nhấn mạnh điều gì về cuốn sách của tác giả Lekima Hùng? Theo em, cách mở đầu như vậy có gì tương đồng và khác biệt so với những lời giới thiệu sách khác?
TUỔI THƠ DỮ DỘI, 1989
Được chuyển thể từ bộ truyện dài tập cùng tên của nhà văn Phùng Quán viết trong gần 20 năm, bộ phim “Tuổi thơ dữ dội” ra mắt chỉ 2 năm sau khi tác phẩm văn chương được xuất bản và nhận giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn hoàn thành vào năm 1989, gây ấn tượng không kém bộ tiểu thuyết cùng tên, trở thành một bị phim chiến tranh về đề tài thiếu nhi - những du kích thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Huế vào những năm 40 của thế kỉ trước – được yêu thích đặc biệt vì chất anh hùng ca và bị tráng của nó.
Bộ truyện của Phùng Quán dài 8 tập và có khá nhiều tuyến nhân vật chính Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn không có tham vọng chuyển thể hết thành điện ảnh trong một bộ phim có dung lượng 2 tập và dài khoảng 2 tiếng. Dù vậy, với những a từng yêu thích tác phẩm văn học của Phùng Quán, bộ phim điện ảnh cùng tên không làm họ thất vọng – đặc biệt là những nhân vật du kích thiếu niên như Mừng, Quỳnh sơn ca,... đã được tái hiện sống động lên màn ảnh qua diễn xuất của những diễn viên không chuyên.
Bộ phim có bối cảnh ở Huế, năm 1946. Mừng (Nguyễn Thanh Bình đóng), một câu bé nghèo 12 tuổi phụ giúp mẹ bán bún bò gánh nhưng khao khát được gia nhập đội thiếu niên trinh sát Trần Cao Vân đang tập huấn gần đó. Mừng đi theo đội thiếu niên và lén lút nhập vào đoàn. Chỉ khi vượt qua thử thách đầu tiên, Mừng mới được anh đội trưởng (Lê Công Tuấn Anh đóng) đồng ý đưa vào đội trinh sát thiếu niên “Vệ quốc đoàn” Thực ra mục đích lớn hơn để Mừng xin gia nhập đội thiếu niên này là hải lá tầm gửi để chữa bệnh hen suyễn cho mẹ, một loại cây thuốc chỉ có ở trong sân của đội trinh sát. Nhưng rồi tinh thần yêu nước của đội thiếu niên Vệ quốc đoàn, đặc biệt là cậu bạn thân Quỳnh sơn ca, đã cảm hoá Mừng. Cậu bé nhờ người gửi lá thuốc đã phơi khô về cho mẹ rồi gia nhập đội trinh sát lên chiến khu để bắt đầu những ngày kháng chiến ác liệt... Tuổi thơ của Mừng và những đứa trẻ cùng độ tuổi khác đã trải qua những năm tháng dữ dội trong nhóm thiếu niên trinh sát Vệ quốc đoàn. [...]
Đoạn trích đưa tới những thông tin cơ bản gì về bộ phim?
Nhiều loài chim có tập tính di cư và sẽ di chuyển nơi ở đều đặn theo mùa, theo những đường bay cụ thể. Vậy tại sao một số loài chim lại có tập tính di cư này, thay vì sống cố định một chỗ?
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông và tìm nơi ấm áp hơn để vượt qua mùa đông. Tuy nhiên, quan điểm này đã trở nên lỗi thời và dần bị bác bỏ. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ... là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua
được mùa đông.
Chim di cư xác định phương hướng như thế nào?
Có hai kĩ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có; định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái Đất.
Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có cấu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.
Các loài chim bay cao như diều hậu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày đề tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.
Văn bản giải thích hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả đã đặt ra và giải đáp những câu hỏi gì về hiện tượng tự nhiên đó?
Thủy triều, nước biển lên và xuống, là một hệ quả của chút hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất. Vệ tinh của chúng ta, bề ngoài có về như yếu ớt, mỏng manh trong màn đêm, nhưng thực tế đã làm dâng lên một lượng nước khổng lồ của các đo đương, làm cho nước tràn lên bãi biển và xoá tan các lâu đài cát của trẻ nhỏ. Chẳng hạn, thuỷ triều lên cao ở nơi Trái Đất gần Mặt Trăng nhất, vì lực hút hấp dẫn của Mặt Trăng ở đó là mạnh nhất: cường độ của lực hấp dẫn càng cao nếu khoảng cách càng ngắn. Ở đó nước biển được Mặt Trăng nâng lên. Nhưng, một điều tưởng như rất nghịch lí là, thuỷ triều cũng dâng cao tại nơi đối diện trực tiếp, ở phía bên kia của địa cầu [...] trong vùng Trái Đất xa vệ tinh của chúng ta nhất. Sở đi như vậy là do Mặt Trăng hút các đại dương ở vị trí xa này yếu hơn là hút Trái Đất trong tổng thể của nó.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, theo Phạm Văn Thiều
Theo em, có thể đặt nhan đề cho đoạn trích như thế nào?