Danh sách câu hỏi
Có 4,355 câu hỏi trên 88 trang
Viết câu chủ đề cho các đoạn văn sau:
a…………………………………………. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong một thời gian dài, làn da của chúng ta có nguy cơ bị lão hóa. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là sự xuất hiện của các đốm sắc tố và nếp nhăn trên da. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm tăng nặng một số bệnh lí về da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mề đay… Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí còn làm cho một số bệnh về da kém đáp ứng điều trị, dễ tái phát, kéo dài và khó điều trị hơn.
(Nhóm biên soạn)
b. Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt vì bị khai thác quá độ như hiện nay thì việc tiết kiệm năng lượng góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, tiết kiệm năng lượng còn giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt cho con người. Ngoài ra, khi nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy ít hơn thì lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển của Trái Đất cũng giảm đi, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng biến đổi khí hậu khác ………………………………………………..
(Nhóm biên soạn)
Xác định cấu trúc của các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn (nếu có):
a. Nhiều người tin rằng, khi nhìn lên bầu trời và thấy sao băng, nếu nhanh chóng ước một điều gì đó thì điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật. Một số quan niệm cho rằng, sao băng là một hình tượng đẹp và thường gắn liền với nhiều câu chuyện tình yêu.
(Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng)
b. Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng. Những nơi mà loài chim này di cư tới so với nơi chúng sinh ra đều có khí hậu ôn đới khá tương đồng tại cùng một thời điểm. Về mặt lí thuyết, nếu chúng ở lại nơi được sinh ra vào mùa đông thì điều kiện khí hậu ở đó cũng không ảnh hưởng nhiều và chúng vẫn có thể sống sót bình thường. Vậy tại sao chúng vẫn phải thực hiện một hành trình dài để di cư hằng năm? Về vấn đề này, các nhà khoa học vẫn cảm thấy bối rối và chưa thể tìm được câu trả lời.
(Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim)
c. Một trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường là sử dụng các sản phẩm tái chế. Chúng ta có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt, mỗi người có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2, mỗi năm vì việc đốt cháy rác thải làm tăng mức độ các-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong khí quyển. Đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm tái chế để có thể góp phần bảo vệ môi trường.
(Theo Lan Anh tổng hợp, Mười biện pháp giảm thiểu sự nóng lên của Trái Đất,
https: kinhtemoitruong.vn, ngày 9/9/2022)
d. Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy khi lập dàn ý cho bài viết. Với tư cách là một công cụ có hệ thống kích thích tư duy sáng tạo, bản đồ tư duy có thể tổ chức và hệ thống hóa những ý nghĩ lộn xộn, thiếu mạch lạc. Chính vì thế, bản đồ tư duy có thể hỗ trợ bạn xác định cần nói những gì và nói như thế nào để được hiệu quả nhất.
(1980 Books, Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập)
Đoạn văn sau được tổ chức theo kiểu nào? Chủ đề của đoạn văn là gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương)
Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn.
a. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược dến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân ta)