Danh sách câu hỏi
Có 4,355 câu hỏi trên 88 trang
Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:
a. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.
(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)
b. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.
(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)
c. Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
(Phan Anh Hải, Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới)
d. Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.
(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:
Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.
Trao đổi với các bạn về:
- Chủ đề, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong một truyện lịch sử.
- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) thể hiện qua bài thơ đã đọc.
- Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu; sự khác biệt giữa lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.
Xác định cấu trúc và câu chủ đề (nếu có) của đoạn văn sau:
Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
(Theo Hoàng Tiến Lựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)