Danh sách câu hỏi
Có 4,916 câu hỏi trên 99 trang
Từ những lời độc thoại của nhân vật Ham-lét trong đoạn trích “Sống, hay không sống?” (trích vở kịch Ham-lét của Sếch-xpia), thảo luận vấn đề biết tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện để sống có ý nghĩa hơn.
a) Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Sống, hay không sống? và nội dung phần Viết trong Bài 9.
- Tìm hiểu ý nghĩa của sự dằn vặt, tự hỏi chính mình (tự vấn lương tâm).
- Liên hệ với cuộc sống hiện nay và trải nghiệm của cá nhân mình để có các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục trong thảo luận.
b) Tìm ý và lập dàn ý.
- Bài thảo luận cần tập trung làm rõ vấn đề theo một số câu hỏi gợi ý sau:
+ Những lời độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích Sống, hay không sống? nêu lên những băn khoăn, trăn trở gì trong tâm hồn của nhân vật này?
=> Những lời độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích Sống, hay không sống? đã thể hiện trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”.
+ Những lời tự vấn lương tâm ấy đã giúp Ham-lét nhận ra điều gì?
=> Từ đó có thể thấy Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha.
+ Biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện không? Vì sao?
=> Biết tự hỏi (tự vấn) về những suy nghĩ, hành động đúng, sai của mình trong cuộc sống có phải là một vấn đề mà tuổi trẻ hiện nay cần rèn luyện vì khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hóa con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời.
+ Cần làm gì để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn?
=> Để có được thói quen nhìn nhận lại chính mình, biết tự vấn lương tâm để sống tốt hơn chúng ta cần tự nhìn nhận lại bản thân, soi xét để tìm ra lỗi sai, từ đó cải thiện và tiến bộ, tuân theo các mục tiêu đã đặt ra, theo đuổi chúng một cách có chọn lọc, đồng thời cũng biết buông bỏ nếu bản thân không phù hợp, bắt tay làm bạn với chính mình, bớt kỳ kèo so đo, ngưng tự giày vò bằng những so sánh, đối xử tốt với bản thân hơn.
- Từ các ý đã tìm được, sắp xếp bài thảo luận theo bố cục ba phần:
+ Mở đầu: Nêu vấn đề: tán thành hay không tán thành ý kiến “tự vấn lương tâm là một cách rèn luyện để sống có ý nghĩa hơn”.
+ Nội dung chính: lần lượt trình bày và thảo luận về nội dung đã chuẩn bị khi tìm ý.
+ Kết thúc: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề: biết tự vấn lương tâm về ý nghĩa cuộc sống sẽ giúp con người sống tốt hơn.
c) Nói và nghe
Tổ chức thảo luận bằng cách:
- Người chủ trì nêu vấn đề cần thảo luận.
- Một số bạn nêu ý kiến cá nhân.
- Các bạn khác trao đổi lại: đặt câu hỏi, nêu ý kiến phản bác và đề xuất ý kiến cảu các nhân mình,…
- Người chủ trì nêu ý kiến tổng hợp chung.
Phân tích vai trò và ý nghĩa những lời độc thoại của Ham-lét, từ “Sống, hay không sống?” đến “đừng quên những tội lỗi của ta” trong đoạn trích vở kịch “Ham-lét” của Sếch-xpia.
a) Chuẩn bị
- Đọc lại đoạn trích Sống, hay không sống? huy động những hiểu biết có được về bi kịch; nhất là khái niệm độc thoại, đặc điểm và tác dụng của độc thoại…
- Xác định các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích để tập trung làm sáng rõ khi phân tích.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
+ Bối cảnh của đoạn trích ra sao?
=> Trích đoạn "Sống, hay không sống?" nằm trong hồi III, khi Hamlet, dù giả điên, vẫn bộc lộ suy nghĩ và quan ngại về sự giả dối trong cuộc sống và sự sụp đổ của cung điện, tượng trưng cho sự hỗn loạn của toàn quốc.
+ Thế nào là độc thoại? Vai trò và ý nghĩa của độc thoại là gì?
=> Độc thoại là hình thức đối đáp với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng được hư cấu tạo dựng lên. Hình thức độc thoại cũng được thể hiện cất tiếng ra thành lời khi nhân vật nói chuyện.
Độc thoại là một trong những hình thức biểu lộ rõ những điều mà các tác giả của các tác phẩm tự sự mong muốn gửi gắm tới độc giả của mình. Đó có thể là những cảm xúc đau đớn, bế tắc, vô vọng, ngăn cản, mâu thuẫn với chính bản thân mình. Đó có thể là những lời động viên bản thân không được bỏ cuộc, phải cố gắng theo đuổi nhiều hơn nữa. Hoặc đó có thể là nỗi nhớ, những mất mát về một ai đó, một nơi nào đó mà nhân vật luyến tiếc, tiếc nuối mong muốn hàn gắn,… Có rất nhiều điều mà tác giả muốn gửi gắm tới độc giả của mình, là những bài học bổ ích, là những lời khuyên mà cách tốt nhất chính là lựa chọn để cho nhân vật của chính mình tự độc thoại với chính bản thân nhân vật.
+ Nội dung lời độc thoại ấy là gì?
=> “Sống hay không sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn? Chết, là ngủ. Không hơn. Và tự nhủ rằng ngủ đi tức là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đụng kết liễu cuộc đời như thế, chẳng đáng mong muốn sao? Chết, ngủ. Ngủ, có thể chỉ là mơ […] Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với đức tài nhẫn nhục, khi chỉ cần với một mũi dùi là có thể đủ đưa mình đến chỗ yên nghỉ. Có ai đành cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại, nỗi sợ làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết tới? [...]”
+ Lời độc thoại ấy thể hiện xung đột (mâu thuẫn) nào trong nội tâm Ham-lét? Mâu thuẫn này có được gải quyết trong đoạn trích hay không?
=> Mâu thuẫn xung đột trong nội tâm Ham-lét thể hiện qua lời độc thoại: đó là sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai.
+ Nếu không có những lời độc thoại của Ham-lét thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thể hiện mâu thuẫn trong nhân vật? Từ đó, em có nhận xét gì về giá trị nội dung, nghệ thuật của những lời độc thoại?
=> Nếu không có những lời độc thoại của Ham-lét sẽ không thể hiện được những mâu thuẫn trong nhân vật vì: những lời độc thoại của Hamlet không chỉ phản ánh tâm trạng và suy ngẫm tinh thần của nhân vật mà còn tạo nên sự phức tạp và đa chiều của họ tư tưởng nhân vật. Những lời thoại này cũng giúp khán giả hiểu rõ tình trạng tinh thần của nhân vật, đồng thời tạo nên sự sâu đậm của câu chuyện.
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần của bài viết
(1) Mở bài: Giới thiệu về tác phần, đoạn trích và lời độc thoại của Ham-lét.
(2) Thân bài:
+ Nêu khái niệm độc thoại và vai trò, ý nghĩa của độc thoại.
+ Nêu nội dung lời độc thoại của Ham-lét.
+ Lời độc thoại ấy thể hiện xung đột (mâu thuẫn) nào trong nội tâm Ham-lét? Mâu thuẫn này có được gải quyết trong đoạn trích hay không?
+ Giá trị của những lời độc thoại trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật.
(3) Kết bài: Đánh giá về tài năng xây dựng nội tâm nhân vật của Sếch-xpia qua việc xây dựng lời độc thoại của nhân vật Ham-lét.
c) Viết
- Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn hoàn chính hoặc một ý lớn của dàn ý.
- Khi viết cần chú ý:
+ Bán sát vào đặc trưng của thể loại phân tích tính chất bi kịch trong đoạn trích.
+ Kết hợp thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận,…
+ Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc.
Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa các yếu tố Hán Việt dưới đây:
- đồng: đồng âm, đồng bào, đồng ca / đồng dao, mục đồng, thần đồng.
- giai: giai nhân, giai phẩm, giai thoại / giai cấp, giai đoạn, giai tầng / giai lão, bách niên giai lão.
- minh: minh châu, minh quân, minh tinh / chúng minh, thuyết minh, minh oan / đồng minh, liên minh.
- tân: lễ tân, tân khách, tiếp tân / tân binh, tân dược, tân thời.
- vị: định vị, hoán vị, kế vị / vị ốc, vị tha / vị lai, vị tất, vị thành niên.
Xếp các từ ở bên A vào nhóm phù hợp nêu ở bên B:
A. Từ
B. Đặc điểm cấu tạo
a. cà chua, tên lửa, đường sá
1. từ láy (thuần Việt)
b. tàu hoả, linh chiến, xe ben
2. từ mượn tiếng Pháp
c. nằng nặng, nhè nhẹ, bối rối
3. từ mượn tiếng Hán
d. lô cốt, bê tông, xi mông
4. từ ghép (thuần Việt)
e. cường quốc, hải quân, siêu thị
5. từ lai tạo
M: a) – 4)