Danh sách câu hỏi
Có 4,916 câu hỏi trên 99 trang
Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi toạ đàm Tuổi trẻ và cuộc sống hôm nay. Hãy chọn một sự việc có tính thời sự mà em quan tâm, chuẩn bị bài trình bày để tham gia buổi toạ đàm.
Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, thời gian và không gian nói
• Đề tài của bài trình bày là một sự việc có tính thời sự - những sự việc quan trọng, xảy ra trong thời gian gần nhất, thu hút sự quan tâm của em và mọi người. Có thể tìm đề tài dựa trên chương trình Thời sự của các đài truyền hình, mục thời sự, tin tức trên các tờ báo lớn. Chẳng hạn:
- Sự việc về môi trường.
- Sự việc về các hiện tượng diễn ra trong học đường.
- Sự việc về văn hóa, xã hội.
- Sự việc về lối sống, cách ứng xử.
- Các xu hướng của giới trẻ.
• Mục đích của bài trình bày là gì? Em sẽ trình bày ở đâu, trong thời gian bao lâu? Đối tượng người nghe là ai? Họ mong chờ nhận được điều gì từ bài trình bày của em? Từ đó, em cân nhắc lựa chọn cách nói phù hợp.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
• Tìm ý cho bài nói bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Sự việc có tính thời sự mà em sẽ trình bày là gì?
- Quan điểm, ý kiến của em thế nào: đồng tình hay phản đối?
- Em có thể rút ra bài học, giải pháp nào từ sự việc?
• Chọn lọc và sắp xếp các ý tìm được thành dàn ý dựa vào sơ đồ sau:
• Chuẩn bị phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ bài trình bày; chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn, thuyết phục; dự kiến trước phần phản biện của người nghe và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Luyện tập, trình bày
• Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân.
• Trình bày dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, giới thiệu ý chính của bài nói để người nghe dễ theo dõi.
• Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với văn nói.
• Tương tác tích cực với người nghe.
Hãy thiết kế tờ rơi quảng cáo một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thiết kế
• Xác định sản phẩm hay hoạt động cần quảng cáo. Có thể chọn một trong các sản phẩm hoặc hoạt động dưới đây:
- Sản phẩm: sách, văn phòng phẩm, một đặc sản của quê hương,...
- Hoạt động: chiến dịch Hoa phượng đỏ, hoạt động Hiến máu nhân đạo, chương trình quyên góp, ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn,...
• Xác định mục đích của tờ rơi: giới thiệu sản phẩm mới hoặc hoạt động sắp diễn ra, khuyến mãi, tăng nhận thức về thương hiệu,...
• Xác định đối tượng khách hàng hoặc người đọc tờ rơi để lựa chọn nội dung và cách trình bày phù hợp.
• Thu thập các thông tin liên quan về sản phẩm hoặc hoạt động: đặc tính của sản phẩm/ hoạt động, hình ảnh minh hoa sản phẩm/ hoạt động,...
• Tham khảo cách thiết kế các tờ rơi trên Internet.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
• Với đối tượng quảng cáo là sản phẩm, em tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Sản phẩm muốn quảng cáo là sản phẩm gì?
- Sản phẩm có đặc điểm, tính năng nào nổi bật?
- Vì sao khách hàng nên mua/ sử dụng sản phẩm đó?
- Có thể mua sản phẩm ở đâu?
- Giá sản phẩm thế nào? Có chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá hay không?
• Với đối tượng quảng cáo là hoạt động, em tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Hoạt động nào sắp diễn ra?
- Vì sao mọi người nên đến dự/ tham gia hoạt động đó?
- Ý nghĩa của hoạt động này là gì?
- Hoạt động đó diễn ra ở đâu, khi nào?
- Cách tham gia hoạt động như thế nào?
• Phác thảo nội dung quảng cáo (từ ngữ, hình ảnh, tranh vẽ,...).
• Sắp xếp tiêu đề, nội dung quảng cáo, hình ảnh minh họa và thông điệp/ lời kệu gọi hành động theo trình tự phù họp sao cho tác động mạnh nhất đến người đọc.
Bước 3: Thiết kế tờ rơi
• Sử dụng các phương tiện (giấy, bút, màu,...) hoặc ứng dụng phù hợp như Canva, Adobe Illustrator, Photoshop,... để thiết kế tờ rơi. Chú ý lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp với nội dung quảng cáo và dung lượng thông tin của tờ rơi.
• Sử dụng các cỡ chữ, kiểu chữ khác nhau, màu sắc chữ hài hoà.
• Từ ngữ ngắn gọn, không sử dụng nhiều hình ảnh gây rối mắt và phân tán sự chú ý của người đọc; màu sắc, cỡ hình phù hợp.
- • Tuỳ thuộc vào nội dung quảng cáo và hình ảnh để bố trí nội dung quảng cáo trên các mặt tờ rơi dạng đơn, gấp đôi hoặc gấp ba (nếu có thể).
• Chọn giấy in có khổ giấy phù hợp, chất lượng cao để đảm bảo hiệu quả quảng cáo của tờ rơi.
Lưu ý: Thông tin trong nội dung của tờ rơi cần trung thực và tránh phản cảm.
Câu lạc bộ truyền thông của trường tổ chức diễn đàn Giúp nhau tiến bộ, đăng những bài viết đề xuất giải pháp cho các vấn đề mà học sinh thường gặp phải. Em hãy chọn một vấn đề mà mình quan tâm, viết bài nghị luận đễ gửi đăng ở diễn đàn này.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
• Đề tài bài viết là một vấn đề mà học sinh thường gặp, cần có giải pháp khắc phục. Bài viết sẽ hay hơn nếu em chọn được vấn đề mà bản thân và các bạn quan tâm, gần gũi với thực tế cuộc sống, ví dụ:
- Hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học.
- Tình trạng học đối phó.
- Thói quen nói chuyện riêng trong giờ học.
- Tình trạng học sinh thiếu kĩ năng sống.
-...
• Mục đích viết của bài này là gì? Đối tượng người đọc là ai? Họ mong chờ, thu nhận được điều gì từ bài viết của em? Trên cơ sở đó, em hãy lựa chọn cách viết phù hợp.
• Thu thập các bài báo, đoạn phỏng vấn, bài nghiên cứu,... liên quan đến đề tài cần viết, lập bảng thống kê tài liệu thu thập được. Ghi chép các thông tin hữu ích, những giải pháp đã thực hiện để giải quyết, khắc phục vấn đề.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
• Liệt kê các ý tưởng cho bài viết dựa vào sơ đồ sau:
Phân tích vấn đề
Giải pháp
- Vấn đề diễn ra như thế nào?
- Nguyên nhân của vấn đề là gì?
- Hậu quả mà vấn đề gây ra?
- Giải pháp 1...
- Giải pháp 2 ...
- Giải pháp
Lưu ý: Có thể phân tích vấn đề trên nhiều phương diện: cá nhân - gia đình - nhà trường - xã hội, chủ quan - khách quan, trong nước - ngoài nước,...
• Để tăng tính khả thi, thuyết phục cho các giải pháp, cần trả lời những câu hỏi:
- Ai là người thực hiện giải pháp?
- Thực hiện giải pháp như thế nào? Các bước tiến hành ra sao?
- Có phương tiện gì hỗ trợ thực hiện giải pháp hay không?
- Những bằng chứng nào cho thấy giải pháp có hiệu quả trong thực tế?
Chọn lọc, sắp xếp các ý để lập dàn ý, dựa vào sơ đồ sau:
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề.
- Nêu tầm quan trọng của việc giải quyết, khắc phục vấn đề.
Thân bài
1. Giải thích vấn đề.
2. Phân tích vấn đề
- Thực trạng
- Nguyên nhân
- Hậu quả
3. Nêu giải pháp khắc phục vấn đề:
- Giải pháp 1...
- Giải pháp ...
Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của việc khắc phục, giải quyết vấn đề.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Bước 3: Viết bài
Viết bài văn hoàn chỉnh, đảm bảo đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Lưu ý:
- Kết hợp nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
- Tách đoạn hợp lí, sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
- Có thể trích dẫn danh ngôn, nhận định để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
Cho đoạn trích sau:
Nhan đề “Sang thu” vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cánh vật. Hương quả sang thu. Ngọn gió sang thu. Dòng sông, bầu chín, đám mây, bầu trời sang thu. Nắng sang thu. Mưa sang thu, sấm chớp, dông bão, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu.
(Theo Vũ Nho, Đi giữa miền thơ)
a. Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích trên.
b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu như vậy.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Đặc trưng của chủ nghĩa toàn cầu hiện đại là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hòa ca của nhân loại. (2) Ở đó, người ta chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản. (3) Nhiều ý kiến cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hoá giao thoa sẽ dần hoà lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi văn hoá đặc trưng của dân tộc mình. (4) Điều đó là không đúng, bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một sắc màu đặc trưng của dân tộc.
(Nam Lê - Như Ý, Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu, https://giaoducthoidai.vn/, ngày 03/11/2019)
a. Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích trên, sau đó, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.
b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích trên.