Danh sách câu hỏi
Có 4,916 câu hỏi trên 99 trang
Trong Chương trình Trung học cơ sở, em đã được làm quen với nhiều môn học, trong đó có môn Ngữ văn. So với các môn học khác, môn Ngữ văn có đặc thù vừa là môn học công cụ, vừa là môn học mang tính thẩm mĩ - nhân văn. Học tốt môn Ngữ văn vừa giúp em phát triển các năng lực chung, vừa phát triển năng lưc đặc thù gắn với môn học (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học). Những năng lực ấy sẽ là hành trang quan trọng giúp em vững bước, trưởng thành. Chắc hẳn em đã từng trăn trở làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Trong phần Nói và nghe của bài học này, em hãy tập trung thảo luận vấn đề làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn, từ đó sẽ có được tâm thế chủ động, tích cực trong học tập.
1. Trước khi thảo luận
- Để chuẩn bị cho hoạt động thảo luận, trước hết cần thực hiện các bước: thành lập nhóm, phân công người điều hành (chủ trì) và thư kí, thống nhất nguyên tắ thảo luận như đã thực hành ở bài 2.
- Do phạm vi đề tài thảo luận có thể mở rộng hoặc thu hẹp một cách linh hoạt nên cần xác định quy mô và thời gian thảo luận: Nếu quy mô lớn và thời gian dài, vấn đề thảo luận sẽ được bàn luận rộng và sâu hơn. Nếu quy mô nhỏ và thời gian ngắn, cần lựa chọn những khía cạnh tiêu biểu của vấn đề để thảo luận.
- Mỗi thành viên tham gia thảo luận cần chuẩn bị ý tưởng và nội dung thảo luận. Bản chất của vấn đề thảo luận: Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn? Là bàn luận về những cách thức, phương pháp học tập hiệu quả môn học này. Muốn vậy, em cần tìm hiểu những nội dung cụ thể sau:
+ Ngữ văn cũng là một môn học như tất cả các môn học khác, vì vậy, để học tốt môn này, em cần có những phương pháp học tập chung. Hãy suy nghĩ các phương pháp chung ấy là gì?
+ Ngữ văn còn là một môn học có những nét đặc thù, đặt ra yêu cầu về phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cho học sinh. Em cần có phương pháp học tập như thế nào để đáp ứng những nét đặc trưng của môn học? (Có thể tự đặt ra và trả lời các câu hỏi như: Vì sao học môn Ngữ văn cần phải chú ý thực hành kỹ năng viết? Để viết tốt các kiểu văn bản, ta cần phải làm gì? Học Ngữ văn có liên quan gù đến vốn sống, vốn trải nghiệm của mỗi người? Học Ngữ văn không chỉ là học đọc và viết, mà còn là học nói và nghe, vậy cần phải rèn luyện kĩ năng nói và nghe như thế nào?...)
2. Thảo luận
- Mở đầu: Người chủ trì nêu vấn đề thảo luận đã được thống nhất ở phần chuẩn bị.
- Triển khai:
+ Mỗi thành viên phát biểu ý kiến dưới sự điều hành, kết nối của người chủ trì.
+ Người chủ trì nhắc nhờ nếu người tham gia thảo luận phát biểu quá thời gian quy định.
+ Những thành viên khác lắng nghe và trao đổi.
Khi thảo luận, người nói và người nghe cần chú ý:
Người nói
Người nghe
- Đưa ra ý kiến thảo luận đúng chủ đề, bám sát mạch thảo luận, tránh nói lạc đề, xa đề, thiếu kết nối với các ý kiến thảo luận trước đó.
- Các ý kiến được làm sáng tỏ bởi lí lẽ và bằng chứng xác đáng.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc; kết hợp giữa lời nói, cử chỉ, điệu bộ và các phương tiện hỗ trợ (nếu có).
- Đảm bảo thời gian theo quy định.
- Lắng nghe với tinh thần tôn trọng người nói; ghi chép các nội dung chính trong ý kiến phát biểu của mỗi thành viên tham gia thảo luận và những chỗ cần trao đổi với người nói.
- Ý kiến trao đổi cần rõ ràng, ngắn gọn; có thể đặt ra các câu hỏi để người nói giải đáp.
- Kết thúc: Người chủ trì tổng kết các nội dung chính đã thảo luận; khẳng định ý nghĩa của việc thảo luận về vấn đề : Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?; cảm ơn sự đóng góp của các thành viên tham gia.
Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?
a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: “ - […] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người)
b. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thế nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng.
(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)
c. Từ hơn nửa thế kỉ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc ‘Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân, “Thạch Lam”, trích lại trong “Thạch Lam, văn và đời”)
(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam - Đôi điều cảm nhận)
Trong hai cách trích dẫn tài liệu sau, cách nào đúng quy định? Dựa vào đâu em xác định như vậy?
a.
- Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.
- Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)
b.
- Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)
- Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Hãy chuyển cách dẫn trực tiếp trong các câu dưới đây sang cách dẫn gián tiếp:
a. Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng, nếu như không có một đêm tình cờ đứa bé nói: “Cha Đản lại đến kia kìa!”
b. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã khẳng định: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rập rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.”
c.Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã bộc lộ thành thực một tâm trạng: “Dầu có ưa thơ người này người khác, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vấn trong trí tôi hàng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.
Xác định phần dẫn trong các câu sau, cho biết phần đó được dẫn theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?
a. Khi chồng ra đi, nàng giãi bày nỗi niềm của mình: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu […], chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người)
b. Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)