Danh sách câu hỏi
Có 4,916 câu hỏi trên 99 trang
Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : “…Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người... "(Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ -2005)1. Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. Hãy cho biết, trong các phương thức biểu đạt ấy, đâu là phương thức biểu đạt chính được sử dụng? (0.5 điểm)2. Câu văn “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại…” mang hàm ý gì? Tác dụng? (0.5 điểm)3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong đoạn văn. (1.0 điểm)
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống hiện nay.
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn đó.
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên.
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Cho đoạn thơ sau:Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,Tin sương luống những rày trông mai chờ.Bên trời góc bể bơ vơ,Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.Xót người tựa cửa hôm mai,Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưa,Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua" (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua" (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua" (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): “Phan nói: Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói: - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): “Phan nói: Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói: - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)Câu 6: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày"?
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): “Phan nói: Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói: - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào ? Từ “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?