Danh sách câu hỏi

Có 291,308 câu hỏi trên 5,827 trang
Bài tập 7. Đọc hai đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Đoạn trích 1: Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ. Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi (Saadi), Gớt (Goethe), Ta-go (Tagore), ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì. Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ. Pi-cát-xô (Picasso) có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”. Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét (Edmond Jabès): “Chữ bầu lên nhà thơ”. Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ. Tôi không nhớ Gít-đơ (Gide) hay Pét-xoa (Pessoa) – nhà thơ lớn Bồ Đào Nha – đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vich-to Huy-gô (Victor Hugo): “Vich-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô”. Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ. (Lê Đạt, Chữ bầu lên nhà thơ, in trong SGK Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 83 – 84) Đoạn trích 2: Từ “Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm” đến “những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.” trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi (SGK Ngữ văn 12, tập một, tr. 74-75). Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Ý chính của từng đoạn trích là gì? Chỉ ra điểm gặp gỡ về quan niệm của hai tác giả.
Bài tập 5. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: THỀ NON NƯỚC TẢN ĐÀ Nước non nặng một lời thề, Nước đi, đi mãi, không về cùng non. Nhớ lời “nguyện nước thề non” Nước đi chưa lại, non còn đứng không. – Non cao những ngóng cùng trông, Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày. Xương mai một nắm hao gầy, Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương. Trời tây ngả bóng tà dương, Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha. Non cao tuổi vẫn chưa già, Non thời nhớ nước, nước mà quên non. Dù cho sông cạn đá mòn, Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa. – Non cao đã biết hay chưa? Nước đi ra bể lại mưa về nguồn. Nước non hội ngộ còn luôn, Bảo cho non chớ có buồn làm chi! Nước kia dù hãy còn đi, Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui. – Nghìn năm giao ước kết đôi, Non non nước nước không nguôi lời thề. (Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, NXB Văn học, Hà Nội – Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr. 7) Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.