Danh sách câu hỏi

Có 291,308 câu hỏi trên 5,827 trang
Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Truyện đền thiêng ở cửa bể (Hải khẩu linh từ lục) của Đoàn Thị Điểm và trả lời các câu hỏi: (Lược một đoạn: Nguyễn Thị Bích Châu, con gái đại thần Nguyễn Tướng Công, sinh vào khoảng năm 1356, dưới thời vua Trần Dụ Tông. Nàng tư dung xinh đẹp, nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương, biết thi phú, thạo âm luật, được vua Duệ Tông kén vào hậu cung và hết mực thương yêu, chiều chuộng. Năm 1376, Chiêm Thành đến cướp Hoá Châu. Trần Duệ Tông giận dữ xuống chiếu ngự giá thân chinh đi dẹp giặc. Bích Châu dâng biểu khuyên can không được đành xin đi theo hộ giá. Khi đoàn thuyền chiến của vua vừa đến cửa bể Kỳ Hoa (Kỳ Anh – Nghệ Tĩnh), trời bỗng nổi cơn phong ba bão táp, quân lính kinh hãi nản lòng. Nhà vua nhất quyết đợi tan cơn bão sẽ tiến binh tiếp. Đêm ấy, vua Duệ Tông mộng thấy một vị thần xưng là “Nam Minh Đô đốc”, thủ hạ của Quảng Lợi Vương, muốn xin vua ban cho một người thiếp, nếu được như ý nguyện, mới để thuyền vua đi qua. Nguyễn Thị Bích Châu tự nguyện hi sinh thân mình, nhảy xuống bể làm vợ Giao thần, nhờ đó sóng yên bề lặng. Về sau, vua Lê Thánh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, đến cửa bể Kỳ Hoa, nàng báo mộng nhờ vua giải thoát mình khỏi cảnh tủi nhục nơi thuỷ phủ. Thánh Tông gửi thư tố cáo Giao thần đến Quảng Lợi Vương và Giao thần đã bị Quảng Lợi Vương trừng phạt. Nhờ đó, nàng Bích Châu được tự do, tiêu dao nơi tiên cảnh.) Khi mặt trời đã chiếu vào cửa sổ trong thuyền, quân tiến đến cửa bể, bỗng có một trận gió lốc cuồn cuộn thổi vào thuyền vua, lá cờ bị gió cuốn sang phương nam. Nàng nói: – Trận gió ấy lạ thay! Tiếng ào ào, sắc thảm đạm, chắc là một thứ gió gian tà. Vua hỏi: – Là nghĩa thế nào? Nàng nói: – Thiếp từ khi nhỏ đọc sách, đã biết phong giác. Vả lại, Thuỷ cùng cực ở ngôi Thìn, Mộc cùng cực ở ngôi Mùi. Tính Thuỷ khôn, khôn cùng cực thì làm gian, tính Mộc nhân, nhân cùng cực thì đi lệch. Bây giờ là giờ Mùi, thế mà gió từ ngôi Thìn đến, e xảy ra việc giết hại người! Xin nhà vua cấp tốc chuẩn bị lục quân để đối phó. Nàng nói chưa hết lời, quả nhiên gió bão nổi lên, sóng bể gào thét. Vua hạ lệnh bỏ neo để lánh gió mạnh. Cuối canh ba bỗng thấy một người nanh to râu xồm, diện mạo hung tợn, đầu đội mũ lưu tinh, mình mặc áo gấm vây, bước vào, cúi đầu, nghiêng mình, lảo đảo đi thẳng đến trước mặt vua thi lễ. Vua hỏi: – Người là ai? Đêm khuya tới đây tất có điều gì muốn hỏi? Người ấy thưa: – Tôi là Đô đốc vùng Nam Hải, đi làm quan ở nơi giang hồ, hiện còn thiếu người nội trợ, nghe nói bệ hạ cung tần rất nhiều, nay bỗng gặp nhau, cho nên nổi cơn sóng mạnh để thay câu thơ “Hoa đường”. Vậy xin ban cho nàng Tử Vân, tôi sẽ kết cỏ ngậm vành mong có ngày báo đáp. Nếu bệ hạ chỉ để làm thú vui riêng, thì tôi không thể bỏ qua được vậy. Vua gật đầu, bỗng thức dậy, liền vời phi tần, kể lại việc trong mộng, các cung phi thất sắc nhìn nhau im lặng không ai nói gì. Trong đó riêng nàng chứa chan nước mắt, nghẹn ngào nói không ra lời, dáng vẻ yếu như hoa lê gặp mưa, quỳ trước mặt vua tàu rằng: – Ngôi đền thiêng liêng kia phụ lão đã trình bày, cái nguy sóng gió kia, chứng nghiệm đã báo trước. Nếu không phải là oan khiên ngày trước cũng tất là nghiệp chướng ngày nay. Thiếp đây không dám tham luyến phồn hoa, tiếc thân bồ liễu, xin trả cho xong cái nợ trước mặt vậy. [..] Nói xong, liền nhảy xuống bể, trong tiếng gió gào, sóng cuộn, còn nghe vẳng tiếng nói: “Kính tạ quân vương, từ nay vĩnh biệt, không thể nào hầu bên vua được nữa”. Vua và các phi tần kinh hoàng luống cuống, ai cũng thương khóc. Bỗng chốc mây tạnh gió lặng, bể hết nổi sóng. Vua sai thuỷ quân mò tìm, đã không thấy tung tích nàng đâu cả... (Đoàn Thị Điểm, Truyền kì tân phả, in trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Ngô Lập Chi dịch, Trần Nghĩa Chủ biên, tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội, 1997, tr. 345 – 347) Em hình dung như thế nào về không gian và thời gian xảy ra sự kiện được thuật lại trong đoạn trích?
Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau trong hài kịch Quẫn (Hồi năm) và trả lời các câu hỏi: ÔNG ĐẠI CÁT – Dứt khoát. Thôi đủ rồi... Mời ông bước! BA LƯỜNG – Nhìn chéo. Trinh Hì... dạ bước a! Phất tay ra hiệu cho hai người khiêng áo quan. Ta khiêng đi thôi, hai bác. Cỗ áo quan được khiêng đi. CỤ ĐẠI LỢI – Vội bước theo ngăn lại. Với Ba Lường. Khiêng đi đâu? Các người khiêng đi đâu? Quay vào doạ bố con ông Đại Cát. Bố con anh báo hiếu tôi như thế đấy phỏng? Lại quay ra Ba Lường. Ông Ba, cỗ hậu sự của tôi, của tôi... tôi nhận... Tôi đưa gửi lên chùa ngay bây giờ. Hấp tấp chạy theo cỗ áo quan. [...] THUỶ TRINH – Tiến lại bố. Có thế này con chắc cậu mới thấy, nên đi theo con đường nào, có phải không ạ? ÔNG ĐẠI CÁT – Nhìn Trinh, rồi nhìn Hùng. Cậu hiểu rồi... Đứng lên, vỗ vai Hùng. Đúng là phải cải tạo thật... phải cải tạo tất, anh ạ... HÙNG – Nhìn nhanh Trinh, cười với ông Đại Cát. Để con lái xe đưa cậu mợ lên chơi bác Tứ Hải. Cậu mợ sẽ thấy bác Tứ Hải được giúp đỡ và cải tạo như thế nào. ÔNG ĐẠI CÁT – Ồ... phải phải... Nói với vợ, từ nãy vẫn lúng túng với gói vàng. Ta đi lên tham quan trên bác Tứ Hải chứ mợ! BÀ ĐẠI CÁT – Choáng choàng. Ấy, để tôi cất cái này đi đã! Định vào. ÔNG ĐẠI CÁT – Này... này mợ... Còn phải cất đi đâu nữa. Cứ giao cho con... THUỶ TRINH – Sao lại giao cho con? ÔNG ĐẠI CÁT – Ồ, thì tương lai là của các anh các chị tất chứ sao! THUỶ TRINH – Nhìn Hùng tủm tỉm. Thưa cậu, tương lai là của chúng con. Nhưng tương lai chúng con lại không cần đến cái thứ vàng này! ÔNG ĐẠI CÁT – Ờ... ờ phải. Đúng rồi! Tương lai các cô các cậu thì cần gì đến vàng thật... Với vợ. Đúng là tương lai các con chúng nó không cần đến vàng... Đúng là như thế... Mình quẫn thật! Cười hề hề với vợ. Hùng Trinh nhìn nhau. Trong khi đó u Trinh đi mở toang các cánh cửa phòng. Ánh sáng trời ùa vào chỗ Hùng – Trinh đứng. U Trinh hồ hởi tiến lại, kéo hai người sát vào nhau, sung sướng cười nheo nheo cặp mắt. Màn hạ hết trò. (Nhiều tác giả, Nhà hoạt động sân khấu Lộng Chương – Sống để cho đi!, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2021, tr. 86 – 88) Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1.  Dựa vào nội dung tóm tắt tác phẩm trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 145), hãy xác định vị trí của đoạn trích trong vở kịch.
Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau trong hài kịch Quan thanh tra (lớp 1, hồi thứ nhất) và trả lời các câu hỏi: HỒI THỨ NHẤT Một căn phòng nhà thị trưởng LỚP 1 (Thị trưởng, quản lí viện tế bần, kiểm học, chánh án, cảnh sát trưởng, thầy thuốc, hai lính cảnh sát) THỊ TRƯỞNG – Thưa các ngài, tôi mời các ngài đến để báo một tin hết sức không vui. Có quan thanh tra đến chỗ chúng ta. AM-MỐT PHI-Ô-ĐÔ-RÔ-VÍCH (AMMOS PHIODOROVITR) – Thế nào! Quan thanh tra à? ÁC-TÊ-MI PHI-LÍP-PÔ-VÍCH (ARTEMI PHILIPPOVITR) – Thế nào! Quan thanh tra à? THỊ TRƯỞNG – Quan thanh tra ở Pê-téc-bua (Peterburg) đến, một cách bí mật, lại mang theo mật lệnh. AM-MỐT PHI-Ô-ĐÔ-RÔ-VÍCH – Thế mới chết! ÁC-TÊ-MI PHI-LÍP-PÔ-VÍCH – Thật là đang yên đang lành bỗng sinh chuyện thế đấy! LU-CA LU-KÍCH (LUKA LUKITR) – Lại mang theo cả mật lệnh kia ư, hở trời! THỊ TRƯỞNG – Hình như tôi đã cảm thấy việc đó từ trước: suốt đêm qua, tôi nằm mơ thấy hai con chuột cống kì quái. Thật tôi chưa hề thấy loại chuột nào như thế bao giờ: nó đen mà to lớn lạ thường! Chúng bò tới, đánh hơi, rồi biến mất. Đây, tôi đọc cho các ngài nghe bức thư này của An-đrây I-va-nô-vích Tchi-mu-khốp (Andrei Ivanovitr Trmukhov) gửi cho tôi; ông Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích, ông biết lão ta chứ gì! Lão ta viết thế này: “Bạn thân mến, bạn cánh hẩu và ân nhân” (lẩm bẩm, đưa mắt đọc lướt bức thư)... “và báo cho đằng ấy biết.” À! Đây. “Mình cấp tốc báo thêm cho đằng ấy biết là có một viên quan đã tới; ông ta có lệnh phải xem xét toàn tỉnh và đặc biệt là quận nhà (giơ ngón tay lên một cách có ý nghĩa). Mình đã biết việc này từ những người đáng tin nhất, mặc dù ông ta giả làm thường dân. Theo như mình biết, đằng ấy cũng như mọi người, thường hay phạm lỗi vặt, vì đằng ấy là người thông minh, không ưa bỏ qua những món lọt đến tay...” (ngừng lại), không sao, ở đây là cánh ta cả... “cho nên mình khuyên đằng ấy nên hết sức đề phòng, bởi vì ông ta có thể đến bất cứ lúc nào, nếu không phải là đã đến rồi, lẩn quất ở đâu một cách bí mật... Hôm qua, mình...” Hừ, đoạn này là việc gia đình: “Em gái mình, An-na Ki-ri-lốp-na (Anna Kirllovna) cùng chồng nó đã đến thăm chúng mình; I-van Ki-ri-lô-vích (Ivan Kirillovitr) béo ra nhiều lắm và vẫn chơi vi-ô-lông như thường v.v... Đấy, tình hình như thế đấy. AM-MỐT PHI-Ô-ĐÔ-RÔ-VÍCH – Phải, tình hình như vậy... thật là không bình thường, rất không bình thường. Không dưng sao lại có chuyện được. LU-CA LU-KÍCH – Sao lại có chuyện ấy nhỉ, ông An-tôn An-tô-nô-vích (Anton Antonovitr)? Quan thanh tra đến vùng ta làm quái gì nhỉ? THỊ TRƯỞNG – Còn sao nữa! Rõ ràng là số kiếp xui khiến ra như vậy! (Thở dài). Từ trước tới nay, ơn nhờ Bề trên, họ mò đến các thành phố khác. Bây giờ đến lượt vùng chúng ta đây. AM-MỐT PHI-Ô-ĐÔ-RÔ-VÍCH – Ông An-tôn An-tô-nô-vích, tôi nghĩ rằng việc này có nguyên nhân gì lắt léo, hơn nữa, nguyên nhân chính trị đây. Như thế nghĩa là: nước Nga... phải... nước Nga muốn tiến hành chiến tranh; và trên Bộ, các ngài thấy đấy, cử một vị quan đến điều tra xem có vụ phản bội nào không. THỊ TRƯỞNG – Hừ, sao lại nghĩ xa xôi như thế! Thế mà cũng là con người thông minh! Trong một thành phố ở quận như thế này mà lại xảy ra vụ phản bội! Làm như đây là một thị trấn ở biên giới không bằng! Từ ở đây, dù có phốc lên ngựa mà phi đến ba năm cũng chưa tới một nước ngoài nào cả. AM-MỐT PHI-Ô-ĐÔ-RÔ-VÍCH – Không, tôi nói rằng, về việc đó ông không... Ông không... Quan trên có con mắt sáng suốt tinh vi: dù là nơi xa xôi, quan trên cũng phải để tâm tới chứ. THỊ TRƯỞNG - Để tâm hay chẳng để tâm, không biết; nhưng thưa các ngài, thì đó báo trước cho các ngài biết tin rồi. Coi chừng đấy, các ngài ạ! Về phần tôi, tôi đã xếp đặt một số việc, tôi cũng khuyên các ngài nên làm như vậy. Nhất là ông, ông Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích! Không còn nghi ngờ gì nữa, quan thanh tra qua đây sẽ muốn xem gh trước tiên các nhà tế bần do ông quản lí; vì vậy, ông phải làm thế nào cho mọi cái đề được lịch sự dễ coi: mũ vải của bệnh nhân phải sạch sẽ, bệnh nhân không được ăn mặc nhem nhuốc như thợ rèn ấy, như chúng thường ăn mặc ở nhà. ÁC-TÊ-MI PHI-LÍP-PÔ-VÍCH – Được, vấn đề đó cũng không đáng ngại lắm! Được có thể kiếm mũ vải cho họ đội, mũ sạch, (Ni-cô-lai Gô-gôn (Nikolai Gogol), Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch NXB Lao động – Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, tr. 9-1) Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Dựa vào nội dung tóm tắt tác phẩm trong SGK, hãy cho biết đoạn trích nặn ở phần nào của vở kịch.