Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Câu hỏi trong đề: 320 câu trắc nghiệm Luật hình sự có đáp án !!
Quảng cáo
Trả lời:
Vì: Trước tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một trong hai tội danh:
– Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS;
– Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 169 BLHS.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức lỗi mà người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ thể:
– Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người”.
– Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản ngoài cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý với hành vi giết người thì cấu thành cả hai tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
Như vậy, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải lúc nào cũng cấu thành hai tội danh và trong trường hợp cấu thành hai tội danh không chỉ có trường hợp Tội cướp tài sản và Tội giết người mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
Chọn đáp án B
Hot: Đăng kí gói VIP VietJack thi online kèm đáp án chi tiết không giới hạn toàn bộ website (chỉ từ 199k). Đăng kí ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu. Vì để trở thành đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số Điều kiện.
Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật đó không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc bấy giờ nếu có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính năng đặc biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu thành những tội riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) mà cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 252 BLHS.
Chọn đáp án A
Lời giải
Vì: Tội bức tử được hiểu là hành vi đối xử tàn án, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát.
Điều 130 BLHS chỉ quy định về hành vi phạm tội “người nào có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát” mà không quy định hậu quả. Căn cứ theo quy định trên cấu thành tội phạm của tội bức tử là cấu thành tội phạm hình thức, nghĩa là không quan tâm đến hậu quả xảy ra, chỉ có hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm cấu thành khi có xử sự tự sát của nạn nhân bất kể sự tự sát có thành hay không. Do đó nạn nhận tử vong không phải là dấu hiệu định tội của tội phạm này.
Cơ sở pháp lý: Điều 130 BLHS.
Chọn đáp án B
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.