320 câu trắc nghiệm Luật hình sự có đáp án - Phần 8

  • 18967 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tôi xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản. 

Xem đáp án

Vì hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu rất đa dạng, không phải chỉ duy nhất hành vi chiếm đoạt tài sản mới là hành vi khách quan của các tội phạm này. Ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản, còn có các nhóm hành vi khách quan khác như:

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. (Điều 176 BLHS)

Hành vi sử dụng trái phép tài sản. (Điều 177 BLHS)

Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. (Điều 178 BLHS)

Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.(Điều 180 BLHS)

Cơ sở pháp lý: Điều 176, 177, 178, 180 BLHS.

Chọn đáp án B


Câu 2:

Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu.

Xem đáp án

Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu. Vì để trở thành đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số Điều kiện.

Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật đó không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc bấy giờ nếu có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính năng đặc biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu thành những tội riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) mà cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).

Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 252 BLHS.

Chọn đáp án A


Câu 3:

Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 1168 BLHS). 

Xem đáp án

Hành vi đe dọa dùng vụ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi khách quan trong cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS). Do đo, hành vi này không chỉ cấu thành tội cướp tài sản mà còn có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản tùy vào trường hợp.

VD: A đe dọa B giao 5 triệu vào ngày mai nếu không sẽ cùng nhóm bạn đánh hội đồng B. Trong trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vụ lực của A không diễn ran gay tức khắc, nạn nhân là B cũng không rơi vào tình trạng không thể chống cự được ngay tức khắc, B chỉ bị tác động, quyền xử sự vẫn do B quyết định. Trường hợp này, hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của A cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS)

Căn cứ pháp lý: Điều 168, Điều 170 BLHS.

Chọn đáp án B


Câu 4:

Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS). 

Xem đáp án

Vì: Trước tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một trong hai tội danh:

– Tội cướp tài sản với tình tiết  định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS;

– Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 169 BLHS.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức lỗi mà người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ thể:

– Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là lỗi hỗn hợp, tức là người phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người”.

– Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản ngoài cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý với hành vi giết người thì cấu thành cả hai tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.

Như vậy, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải lúc nào cũng cấu thành hai tội danh và trong trường hợp cấu thành hai tội danh không chỉ có trường hợp Tội cướp tài sản và Tội giết người mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.

Chọn đáp án B


Câu 5:

Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người. 

Xem đáp án

Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) không đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người vì trong ý thức chủ quan của người phạm tội, chủ thể mà họ mong muốn che giấu hành vi phạm tội của mình nhất chính là người quản lý tài sản bởi chính người quản lý tài sản là chủ thể dễ dàng nhất trong việc nhận thức được tài sản mình đang trong tình trạng thế nào, ở đâu..., chính vì thế, dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, bí mật đối với người quản lý tài sản mà không đòi hỏi phải lén lút với tất cả mọi người, ở đây, trong một số trường hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản của mình trước người không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai này không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ.

Cơ sở pháp lý: Điều 173 BLHS.

Chọn đáp án B


Bài thi liên quan:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

t

8 tháng trước

thien tung

Bình luận


Bình luận