Câu hỏi:
07/10/2022 1,968Thực hiện các yêu cầu.
Câu 1. Giải ô chữ bằng các gợi ý sau:
Gợi ý:
1. Là tên một địa danh gồm 7 chữ cái, nơi đây từng là kinh đô của nước ta, nổi tiếng với những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng.
2. Là tên một địa danh gồm 10 chữ cái, là một cảnh quan non nước ngoạn mục trên biển, được kiến tạo bởi hơn 1600 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ giữa làn nước xanh như ngọc, thuộc tỉnh Quảng Ninh.
3. Là từ gồm 5 chữ cái, tên của một loại hình nghệ thuật truyền thống ở miền Bắc, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, thịnh hành từ thế kỉ XV, sử dụng chủ yếu trong cung đình, được giới quý tộc và trí thức yêu thích.
4. Là từ gồm 7 chữ cái, là tên một quần thể danh thắng hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam; gồm các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ở Ninh Bình.
5. Là từ gồm 5 chữ cái, là tên một thánh địa, ở đó có một quần thể tháp, đền thờ toạ lạc tại cố đô của vương quốc Cổ Chăm-pa.
6. Là từ gồm 10 chữ cái, là tên một đô thị cổ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) Công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
7. Là từ gồm 9 chữ cái, đây là tên gọi chung của 82 tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ các khoa thi từ năm 1442 - 1779 (dưới triều Lê - Mạc) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
8. Là từ gồm 11 chữ cái, là tên một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được hình thành, phát triển ở vùng văn hoá Kinh Bắc xưa, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức Công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới ngày 30/9/2009.
9. Là từ gồm 8 chữ cái, là tên một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nhiều địa phương tại Hà Nội, nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
10. Là từ gồm 10 chữ cái, là tên một loại hình nghệ thuật được hình thành và phát triển ở Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX; bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2013.
* Ô từ khoá: Là từ gồm 10 chữ cái, là tên gọi của một công trình nổi tiếng nằm trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu, có một điện thờ được đặt trên một cột trụ duy nhất, nằm ở thủ đô Hà Nội.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
=> Ô từ khóa: CHÙA MỘT CỘT
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy liệt kê những việc học sinh cần làm để bảo tồn di sản văn hoá.
Câu 2:
Di sản văn hoá là:
A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
B. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 3:
Đối với di sản văn hoá, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá.
B. Sở hữu di sản văn hoá do bản thân tìm được.
C. Tôn trọng, bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản văn hoá.
D. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.
E. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Câu 4:
Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng.
B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
C. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 5:
Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,...
B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...
D. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục,...
Câu 6:
Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?
A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.
D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.
Câu 7:
Em hãy thiết kế một sản phẩm nhằm giới thiệu về một di sản văn hoá của địa phương như: viết bài, làm báo ảnh,... và đưa ra một vài phương án nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ấy.
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ di sản văn hóa
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 có đáp án ( Đề 3)
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 2) có đáp án
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 14 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1 (có đáp án): Sống giản dị
về câu hỏi!