Bài tập Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án
26 người thi tuần này 4.6 1.1 K lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 1
15 câu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 8 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều có đáp án- Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều có đáp án- Đề 2
16 câu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 1
Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 1
15 câu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- Câu ca dao 1: thể hiện niềm tự hào về nếp sống thanh lịch của người Tràng An.
- Câu ca dao 2: thể hiện thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ của người phụ nữ Bình Định (nói riêng) và người dân Bình Định (nói chung).
Lời giải
Yêu cầu số 1:
- Thông tin 1: Làng gốm Bát Tràng gắn với truyền thống cần cù lao động.
- Thông tin 2: Vùng đất Phú Thọ gắn với truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, ý thức về cội nguồn.
- Thông tin 3: Ngệ An gắn với truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
Yêu cầu số 2: Những truyền thống khác của quê hương mà em biết:
- Truyền thống nhân nghĩa.
- Truyền thống hiếu học.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo.
Lời giải
=> Ý nghĩa: hành động này của các bạn đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, nuôi dưỡng tình yêu của giới trẻ đối với Đờn ca tài tử - một loại hình nghệ thuật mang đặc trưng riêng củ vùng đất Nam Bộ của Việt Nam.
- Bức tranh 2: Tham gia công việc đan lát cùng bố mẹ
=> ý nghĩa: hành động này đã góp phần gìn giữ nghề đan lát truyền thống của gia đình; kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gia đình.
- Bức tranh 3: Lắng nghe và trao đổi trước lớp về chủ đề “Tự hào về truyền thống quê hương”.
=> Ý nghĩa: việc lắng nghe, trao đổi trước lớp sẽ khiến các bạn học sinh hiểu được thế nào là “tự hào về nghề truyền thống của quê hương”, từ đó sẽ có những suy nghĩ và hành động phù hợp để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương, đất nước.
- Bức tranh 4: Tham gia cuộc thi quảng bá truyền thống quê hương trên Internet.
=> Ý nghĩa: góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè ở khắp nơi trong nước và thế giới.
Yêu cầu số 2:
Lưu ý: Học sinh đưa ra quan điểm của cá nhân. Các em có thể tham khảo bài làm sau: chia sẻ suy nghĩ về dân ca quan họ
- Dân ca quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu, là một truyền thống văn hóa được hình thành và phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm 2009, “Dân ca quan họ” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Quan họ không chỉ là một môn nghệ thuật dân gian giải trí, mà nó còn thể hiện cách ứng xử khéo léo, tế nhị, kín đáo, lịch sự được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân Kinh Bắc.
- Ngày nay, người dân xứ Kinh Bắc vẫn coi dân ca quan họ là một giá trị văn hóa truyền thống tự hào của quê hương mình, được mọi người gìn giữ và phát huy.
Yêu cầu số 3: Những việc em đã làm là:
- Quét dọn khu di tích lịch sử, nghĩa trang lệt sĩ ở địa phương.
- Tìm hiểu về các truyền thống của quê hương
- Tham gia các buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật tại địa phương.
- Tham gia các hoạt động thiện nguyện do địa phương tổ chức, như: thăm hỏi, giúp đỡ người già neo đơn; giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
Lời giải
* Trường hợp 1: Em đồng ý với ý kiến trên vì chỉ khi bạn H yêu thích, tự hào về dân ca của dân tộc thì mới có thể hát hay và truyền cảm hứng đến như vậy.
* Trường hợp 2:
1/ Những suy nghĩ của B rất đúng, đã thể hiện niềm tự hào và biết ơn đối với những thế hệ anh hùng đã hi sinh cho độc lập dân tộc. Từ suy nghĩ đó, B có ý thức mình phải cố gắng học tập để noi gương các thế hệ đi trước.
2/ Để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương em cần:
- Quét dọn khu di tích, nghĩa trang lệt sĩ ở địa phương…
- Tích cực học tập noi gương các thế hệ anh hùng đi trước…
* Trường hợp 3:
- Em không đồng tình với ý kiến của H vì bất kì một môn nghệ thuật nào do cha ông sáng tạo ra đều là nét văn hóa truyền thống của dân tộc, vì vậy cần được bảo tồn và phát huy giá trị.
- Nếu bạn bè, người thân của em có biểu hiện nêu trên em sẽ giải thích cho mọi người hiểu về:
+ Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa rối nước.
+ Đặc trưng nghệ thuật và những giá trị văn hóa của múa rối nước.
+ Khuyên mọi người tham gia các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống múa rối nước do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.
Lời giải
Tình huống 1:
1/ Nếu là bạn của M, em sẽ nói với M: môn võ này gắn với truyền thống yêu nước và lịch sử đấu tranh hào hùng của quê hương. Việc học võ không chỉ để rèn luyện bản thân mà cũng là cách để chúng ta giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2/ Những việc cần làm:
- Tìm hiểu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp từ truyền thống.
- Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn vè trong và ngoài nước.
- Phê phán những việc làm, suy nghĩ thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống của quê hương…
Tình huống 2:
1/ Em sẽ nói với Lan là: Mình đồng ý. Chúng mình cùng nhau giới thiệu nghề nặn tò he của quê hương tới bạn bè trong và ngoài nước nhé.
2/ Em sẽ quảng bá truyền thống quê hương bằng cách:
- Đăng tải những bức ảnh, video đẹp về nghề truyền thống nặn tò he lên các trang mạng xã hội như: facebook, youtube…
- Viết các bài giới thiệu, phóng sự… về nghề nặn tò he để giúp mọi người hiểu hơn về lịch sử hình thành, đặc trưng và những giá trị văn hóa của nghề.
- Học tập cách nặn tò he từ những nghệ nhân ở địa phương.
- Tích cực học tập, đổi mới để tạo ra những sản phẩm (tò he) mang phong cách mới, phù hợp với thị hiếu của người dùng hiện nay.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
220 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%