Câu hỏi:
13/07/2024 2,378Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép tính theo thứ tự …………… ………………………………………………..
Ví dụ: 4 . 32 – 5 . 6 = ……………….. = ……………… = ……………….
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép tính theo thứ tự nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.
Ví dụ: 4 . 32 – 5 . 6 = 4 . 9 – 5 . 6 = 36 – 30 = 6.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cô Hạnh mua 30 quyển vở, 30 chiếc bút bi, hai hộp bút chì mỗi hộp có 12 chiếc. Tổng số tiền cô phải thanh toán là 396 000 đồng. Cô chỉ nhớ giá của một quyển vở là 7 500 đồng, giá một chiếc bút bi là 2 500 đồng. Hãy tính giúp cô Hạnh xem một chiếc bút chì giá bao nhiêu tiền.
Câu 2:
Anh Sơn vào siêu thị mua 2 chiếc áo phông giá 125 000 đồng/chiếc; 3 chiếc quần soóc giá 95 000 đồng/chiếc; 5 chiếc khăn mặt giá 17 000 đồng/chiếc. Anh đã trả bằng hai phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 100 000 đồng. Anh Sơn còn phải trả thêm bao nhiêu tiền?
Câu 3:
Trên 1 cm2 mặt lá có khoảng 30 000 lỗ khí.
(Nguồn: Sinh học 6, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Tính tổng số lỗ khí trên hai chiếc lá diện tích lần lượt là 7 cm2 và 15 cm2.
Câu 4:
Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ (hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia) thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự ……………………………….
Ví dụ: 60 + 20 – 5 = ………………… = ……………….
49 : 7 . 5 = …………..……….. = ……………….
Câu 5:
Bác Mai mang 300 000 đồng đi siêu thị. Ngày hôm đó, siêu thị tri ân khách hàng nên mỗi hóa đơn trên 200 000 đồng được giảm 20 000 đồng. Bác đã mua hàng với số lượng và đơn giá cho bởi bảng dưới đây. Tính số tiền mà bác Mai còn lại sau khi thanh toán.
Mặt hàng |
Số lượng |
Đơn giá (đồng) |
Thịt lợn thăn |
500 g |
15 000/100 g |
Thịt bò bắp |
300 g |
27 000/100 g |
Bắp cải |
2 kg |
7 500/1 kg |
Khoai tây |
3 kg |
14 000/1 kg |
Cà chua |
1 kg |
12 000/1 kg |
Câu 6:
Tính giá trị của biểu thức:
a) 143 – 12 . 5 = …………………………………………………………………….
b) 27 . 8 – 6 : 3 = ……………………………………………………………………
c) 36 – 12 : 4 . 3 + 17 = ……………………………………………………………..
về câu hỏi!