Câu hỏi:
11/07/2024 1,998Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam (thể lục bát) đã học hoặc đã đọc.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Bài ca dao mà em thích là bài nào?
- Chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài làm cho em thích? (Ví dụ: Về nội dung, bài ca dao viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó giữa mọi người,…; về hình thức, bài ca dao sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình,…)
- Vì sao em thích (Ví dụ: Về nội dung, bài ca dao gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ,…; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm, các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát,…)
- Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về bài ca dao?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Tìm ý
- Bài ca dao em thích là:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.
- Chi tiết yếu tố nội dung nghệ thuật trong bài thơ làm em thích:
+ Nội dung: Bài ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành – cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.
+ Nghệ thuật: bài ca dao sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình.
Công cha / như núi / ngất trời
Nghĩa mẹ / như nước / ở ngoài / biển Đông
Núi cao / biển rộng / mênh mông,
Cù lao / chín chữ / ghi lòng / con ơi.
- Em thích bài ca dao này vì:
+ Nội dung: Bài ca dao gợi cho em nhớ đến hình ảnh cha mẹ của mình hết lòng yêu thương con cái. Qua đó, thể hiện lòng biết ơn của em với cha mẹ mình.
+ Nghệ thuật: Biện pháp tu từ so sánh “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”: Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ. Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở).
- Suy nghĩ của em về bài ca dao: bài ca dao chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình. Lời răn dạy chắc hẳn sẽ còn nguyên giá trị cho đến muôn đời.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b) Lập dàn ý cho đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao theo gợi ý sau:
- Mở đoạn: Nêu được đề tài và cảm nghĩ chung của em về bài ca dao.
- Thân đoạn: Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài ca dao khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Nêu các lí do khiến em yêu thích.
- Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Ví dụ: Bài ca dao nói giúp cho em được những gì (tình cảm đối với ông, bà, cha, mẹ,…)?
Câu 2:
Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát viết về đề tài người mẹ sau đây:
Tóc của mẹ tôi
Phan Thị Thanh Nhàn
Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ, tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
(Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)
Mẹ tôi
Nguyễn Trọng Tạo
mẹ tôi dòng dõi nhà quê
trầu cau thừ thuở chưa về làm dâu
áo sồi nâu, mấn bùn nâu
trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên
cha tôi chẳng đỗ trạng nguyên
ông đồ hay chữ thường quên việc nhà
mẹ tôi chẳng tiếng kêu ca
hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu
chồng con duyên phận phải chiều
ca dao ru lúa câu Kiều ru con
gái trai bảy đứa vuông tròn
chiến tranh mình mẹ ngóng con, thờ chồng
bây giờ phố chật người đông
đứa nam đứa bắc nâu sồng mẹ thăm
(tuổi già đi lại khó khăn
thương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên)
mẹ tôi tóc bạc răng đen
nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê.
(Theo thivien.net)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Bài thơ lục bát mà em thích là bài nào?
- Chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào của bài thơ khiến em thích? Vì sao?
- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về bài thơ?
Câu 3:
b) Lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ, ca dao theo gợi ý sau:
- Mở đoạn
- Thân đoạn
- Kết đoạn
Câu 4:
b) Lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý sau:
- Mở đoạn:
- Thân đoạn:
- Kết đoạn:
Câu 5:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết các câu mở đoạn, tiếp nối câu sau:
Kho tàng thơ lục bát viết về đề tài người mẹ của nước ta có rất nhiều bài thơ hay. Trong đó, bài thơ mà em
- Viết các câu của phần thân đoạn, tiếp nối câu sau:
Trong bài thơ, điều mà em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ nhất là
- Viết câu kết đoạn, tiếp nối câu sau:
Tóm lại, bài thơ đã đem đến cho em nhiều cảm xúc, đã nói hộ em những suy nghĩ về
Câu 6:
c) Viết
Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Chú ý lựa chọn các từ ngữ phù hợp để diễn tả cảm nghĩ của em về bài ca dao.
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!