Câu hỏi:
18/10/2022 189Đọc đoạn văn miêu tả sau và trả lời các câu hỏi:
Cuộc thi bắt đầu và một điều cực kì ngạc nhiên đã xảy ra. Đó là việc bạn có chiều cao khiêm tốt nhất trường, tay chân ngắn nhất trường là Ta-ka-ha-si-kun đã về nhất ở tất cả các trò. Các bạn học sinh được tham gia hầu hết các trò chơi. Thật không thể tin nổi! Ở trò “Thi cá chép”, trong khi các bạn đang bò lổm ngổm trong thân cá chép thì Takahashi-kun đã thoăn thoắt chui ra bên ngoài. Đến trò “Thi tìm mẹ”, khi các bạn mới thò được đầu qua hai bậc thang thì Ta-ka-ha-shi-kun đã chui được qua và bỏ xa hơn cả mấy mét. Kể cả ở trò chạy tiếp sức, trong khi các bạn còn đang mò mẫm leo lên từng bậc thì Ta-ka-ha-shi-kun, với đôi chân ngân tũn, leo thẳng một lèo lên bậc trên cùng, hai chân hệt như hai cái pít-tông đẩy lên đẩy xuống, sau đó lại thoăn thoắt leo xuống chẳng khác gì một cuộn phim tua nhanh. Mặc dù tất carcasc bạn đều thề là phải thắng được Ta-ka-ha-shi-kun nhưng cuối cùng giải nhất vẫn về hết tay cậu ấy. Tô-tô-chan cũng cố gắng lắm nhưng chẳng thắng được trò nào. Tô-tô-chan chỉ thắng được Ta-ka-ha-shi-kun lúc chạy bình thường thôi, còn những đoạn khác thì đành chịu thua. Ta-ka-ha-shi-kun tự hào đi lên nhận giải thưởng, hai bên cánh mũi cứ phập phà phập phồng, toàn bộ dáng điệu cũng toát lên sự vui mừng, hạnh phúc.
(Trích Tô-tô-chan bên cửa sổ, Ku-rô-y-a-na-gi Tét-xu-kô (Kuroyanagi Tetsuko), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2020)
a) Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Đoạn văn miêu tả cảnh Ta-ka-ha-shi-kun tham gia và chiến thắng trong cuộc thi các trò chơi ở trường.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
c) Đoạn văn trên miêu tả sự việc theo trình tự nào? Trình tự đó mang đến thuận lợi gì đối với người đọc?
Câu 2:
Em hãy hoàn thiện đoạn văn (viết về cảnh tượng các bạn nhỏ chơi thả diều trong một buổi chiều đẹp trời) bằng cách bổ sung những chi tiết miêu tả cảnh vật, hoạt động hoặc trạng thái của đối tượng được nói đến trong từng câu:
[1] Mặt trời ……………………., những cơn gió ……………………………………
[2] Trên khoảng đất rộng của ……………………………, những đứa trẻ ………….
[3] Đôi bàn tay chúng khéo léo ………………………………………………………
[4] Những đôi mắt mở to …………………………………………………………….
[5] Những cánh diều …………………………………………………………………
[6] Tiếng sáo …………………………………………………………………………
[7] Và cả những tiếng cười ………………………………………………………….Câu 3:
Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết của em theo các bước hướng dẫn sau:
a) Đọc lại bài viết để kiểm tra xem có những lỗi dễ nhận thấy không (về chính tả, dùng từ, ngữ pháp). Chỉ ra những lỗi đó (nếu có).
b) Em thấy thú vị hoặc không thú vị ở điểm nào / đoạn nào của bài viết? Hãy chỉ rõ và nêu lí do.
c) Bố cục của bài viết đã rõ ràng chưa? Phần thân bài có được chia thành các đoạn văn không? Hãy chỉ rõ.
d) Bài viết đã miêu tả rõ một điểm nào đó mà em muốn làm nổi bật hay chưa? Hãy chỉ rõ điểm đó và cách thức để làm nó nổi bật (Ví dụ: dùng nhiều câu để miêu tả từng chi tiết, hay dùng phép tu từ,…).
e) Lời văn như vậy đã phù hợp với kiểu bài miêu tả chưa? Đưa ra một số dẫn chứng để khẳng định cho câu trả lời của em.
g) Trao đổi bài viết với bạn, cùng nhau đọc để nhận phản hồi từ bạn. Ghi lại những phản hồi đó vào phần để trống dưới đây:
h) Trao đổi với thầy, cô về những điều em còn băn khoăn liên quan đến bài viết để nhận sự hỗ trợ nhằm cải thiện kĩ năng viết kiểu bài văn miêu tả. Ghi lại những trao đổi của thầy, cô vào phần để trống dưới đây:
k) Hãy tổng hợp lại những lưu ý, những kinh nghiệm mà em thấy cần thiết cho chính bản thân mình sau khi thực hành nhiệm vụ viết bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt.
Câu 4:
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.
- Mở bài: Giới thiệu chung về đêm / ngày hội mà em đã chứng kiến (Tên của đêm / ngày hội? Diễn ra ở đâu, khi nào?...)
- Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của đêm / ngày hội; có thể miêu tả theo trật tự sau:
+ Quang cảnh.
+ Người tham gia.
+ Diễn biến.
- Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em.
Câu 5:
b) Sử dụng những từ khóa ở trên để phát triển thành dàn ý cho đề văn theo gợi ý sau:
- Mở bài: Nêu cảnh tượng miêu tả.
- Thân bài: Miêu tả cảnh tượng theo một trình tự nhất định (Ví dụ: Tả khái quát thời gian, địa điểm, quang cảnh chung; tả chi tiết vào các hoạt động của cảnh sinh hoạt – nhấn mạnh điểm đặc biệt / ấn tượng muốn làm nổi bật; miêu tả suy nghĩ, tâm trạng của bản thân khi chứng kiến cảnh tượng;…)
- Kết bài: Nêu lên nhận xét chung về cảnh tượng đó; bộc lộ tình cảm, cảm xúc, mong muốn gắn với cảnh tượng.
Câu 6:
Sử dụng đề văn ở bài tập 3 và thực hiện các yêu cầu:
a) Trước hết, em hãy dành thời gian để nhớ lại cảnh tượng sẽ miêu tả. Sau đó, ghi lại bằng từ khóa những hồi tưởng của em vào sơ đồ sau:
Cảnh tượng miêu tả:
- Thời gian
- Địa điểm
- Quang cảnh chung
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Suy nghĩ
Câu 7:
b) Nêu 3 – 4 hoạt động được tác giả tập trung miêu tả trong đoạn trích và lựa chọn các cụm từ, các chi tiết miêu tả hoạt động, tâm trạng nhân vật khi tham gia hoặc chứng kiến hoạt động đó.
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)
về câu hỏi!