Câu hỏi:
12/07/2024 219Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
(*) Tham khảo: Tìm hiểu nghề truyền thống: làm kẹo chè lam tại Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)
- Tuy không nổi tiếng bằng chè lam Phủ Quảng (Thanh Hóa) nhưng chè lam Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) lại có cái quý riêng. Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km về phía Tây, là ngôi làng cổ nhất Việt Nam. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với không gian kiến trúc hàng trăm năm tuổi của đình Mông Phụ, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), những ngôi nhà cổ, nhà thờ họ, đền chùa, miếu cổ,… mà còn lưu giữ được những làng nghề truyền thống từ bao đời.
- Ngồi thưởng thức miếng bánh chè lam ngọt dịu cùng cốc nước trà xanh, cốc nước vối đăng đắng, ngắm một vùng quê yên ả, nghe những câu chuyện thời khai hoang, lập ấp… mới thấy cái hấp dẫn ẩm thực thôn quê.
- Chè lam ăn ngon nhất là vào những ngày gió heo may. Rời xa Hà Nội ồn ào, vội vã về Đường Lâm thời điểm này vô cùng lí tưởng để hòa mình thiên nhiên, sống chậm lại. Từ trong ra ngoài ngõ, chè lam bày bán khắp nơi, đi tới đâu lại có tiếng í ới mời thử chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, kẹo lạc, bánh tẻ, bánh gai… tới đó. Hương nếp, hương gừng, hương đậu phộng rang cuốn hút chân du khách tới những gian hàng ăn thử miếng bánh, miếng kẹo.
- Tuy mỗi nơi có một công thức làm chè lam khác nhau, nhưng nhìn chung đều bao gồm gạo, lạc, gừng và mạch nha, quy trình sản xuất hoàn toàn truyền thống. Cách làm chè lam đơn giản nhưng đòi hỏi những đôi tay biết đo đếm sao cho vừa lòng người. Gạo nếp ngon đem rang chín, xay mịn. Lạc rang chín, tách vỏ. Đun sôi hỗn hợp nước, gừng (băm nhỏ) và mạch nha, sau đó lần lượt đổ bột nếp, lạc rang vào, dùng thanh tre lớn khuấy đều. Khuấy bột là công đoạn quan trọng nhất, nó đòi hỏi cánh tay bền bỉ, dẻo dai, đầy lực của các bà, các mẹ. Khi hỗn hợp sôi hoàn toàn, nhấc ra khỏi lò, đổ lên khay lớn hoặc mâm (đã phủ sẵn một lớp bột gạo tẻ xay). Có thể rắc thêm vừng cho bánh thơm hơn. Bánh nguội dần, keo lại dẻo dai. Bánh được cắt thành từng miếng nhỏ để bán. Một miếng chè lam đạt yêu cầu là dẻo vừa phải, không mắc răng, có vị thanh, cay nồng của gừng, béo ngậy của vừng, lạc. Trước đây chè lam có vị ngọt đậm, theo sự thay đổi của du khách mà nay vị ngọt giảm dần, thanh nhẹ, dễ ăn.
- Ngoài chè lam truyền thống, người dân Đường Lâm còn sáng tạo thêm món chè lam gấc. Chè lam gấc cũng có phương pháp chế biến tương tự, nhưng được bổ sung nước cốt từ quả gấc, tạo màu đỏ hấp dẫn, tốt cho sức khỏe.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết thông điệp (khoảng 150 từ) thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Câu 2:
Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của tự hào truyền thống quê hương.
- Người muốn phụng sự đất nước mình phải không chỉ có năng lực để suy nghĩ mà còn có ý chí để hành động. (Plato)
- Nền văn hoá của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. (Mahatma Gandhi)
Câu 3:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
ANH HÙNG ĐINH NÚP
Anh hùng Đinh Núp, sinh năm 1914 ở làng Stơr, đã chỉ huy đội tự vệ đầu tiên của làng với trên 40 người, rồi phát động và lãnh đạo dân làng chống Pháp từ trước Cách mạng tháng 8/1945.
Từ năm 1950 đến năm 1951, Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân lên đốt làng, phá rẫy nhưng đều bị đánh bại. Bằng vũ khí thô sơ như: chông tre, bẫy đá, cung tên,... anh hùng Đinh Núp đã cùng dân làng dựa vào núi rừng hiểm trở để giăng bẫy, tiêu diệt quân địch. Ông là người đồng bào Ba Na đầu tiên được kết nạp Đảng và tập kết ra Bắc năm 1954, Đinh Núp được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955.
Câu hỏi:
- Cho biết nhận xét của em về những hành động của anh hùng Đinh Núp.
Câu 4:
Em hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Câu 5:
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: lưu truyền, tìm hiểu, giá trị vật chất, phê phán, giới thiệu, yêu nước
- Truyền thống quê hương là những ……., tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được ………….. từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống quê hương tiêu biểu như: văn hoá, ……………, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...
- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần: …………….. về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống; tích cực quảng bá, ……….. với bạn bè trong và ngoài nước,... Đồng thời, cần ...................việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.
Câu 6:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Trong lúc họp nhóm để chuẩn bị cho bài thuyết trình môn Sử sắp tới, K nói với Q rằng: “Chúng ta không cần nhớ tiểu sử của các anh hùng dân tộc vì sẽ rất dễ căng thẳng, chỉ cần tra google là được”.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?
Câu 7:
Tình huống 2: Giờ ra chơi, trong lúc tranh luận về âm nhạc, P nói với T rằng: “Chúng ta không cần phải học âm nhạc truyền thống như: cải lương, ca trù,... mà nên học âm nhạc hiện đại như: rap, Kpop,... thì sẽ hợp thời và tạo ra dấu ấn khi biểu diễn”
Nếu là T, em sẽ làm gì?
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ di sản văn hóa
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 có đáp án ( Đề 3)
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 2) có đáp án
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 có đáp án ( Đề 1)
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 2) có đáp án
về câu hỏi!