Câu hỏi:
12/07/2024 803Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hoá.
- Những gì chúng ta biết trong ngày hôm nay, ngày hôm sau sẽ lỗi thời. Nếu ngừng học tập thì chúng ta sẽ ngừng phát triển. (Dorothy Billington)
- Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc. (Ngạn ngữ Gruzia)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
(*) Lựa chọn thông điệp: Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc
(*) Bài viết tham khảo:
Từ ngàn xưa cho đến nay, nhân loại nhìn nhận học tập là một vấn đề hết sức quan trọng, nó giúp con người có được sự tiến bộ, mở mang kiến thức hiểu biết, phát triển đất nước giàu mạnh, để rồi tiến đến đưa nền văn minh. Vì vậy, ngạn ngữ đã có câu: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
“Học tập” là quá trình tiếp thu kiến thức, đồng nghĩa với sự khám phá học hỏi, lĩnh hội những gì mới mẻ, và thực hành, tập duyệt những gì đã học được, rèn luyện những kỹ năng người khác trao truyền lại. “Hạt giống” theo nghĩa đen là yếu tố dùng để ươm mầm nên cây cối, để cây được tốt, hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt. Cũng giống như vậy học tập là mầm mống, là điểm khởi đầu ươm nên kiến thức, kiến thức là cái gốc để nuôi lớn hoa trái hạnh phúc, niềm vui và sự thỏa nguyện của mỗi người trong cuộc sống. Ở đây hình ảnh “học tập là hạt giống của kiến thức”, ý muốn nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập, học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản đưa đến mọi sự thành công. Muốn có hạnh phúc, không còn cách nào khác hơn phải học tập.
Học tập là cả một quá trình miệt mài, nỗ lực, tư duy, kinh qua những khó khăn, thử thách mới có được kiến thức. “Hạt giống” kiến thức ấy phải được gieo trồng, chăm bón đúng quy trình mới mong có ngày khai hoa trổ quả. Học tập phải chọn lọc, tiếp nhận những điều hay lẽ phải, và phải có phương pháp học tập phù hợp với điều kiện xã hội, cũng như bản thân, nhằm tích lũy kiến thức, và phải biết vận dụng kiến thức đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Sự học có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Quá trình học tập, trước hết học tập ở nhà trường giúp con người có kiến thức cơ bản của cuộc sống trên các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội… sẽ làm cơ sở cho việc tiếp thu các lĩnh vực khác chuyên sâu ở những giai đoạn sau này. Con đường dẫn đến thành công là con đường đầy khó khăn, chông gai, thử thách. Để đạt đến kết quả đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó, có ý chí quyết tâm cao. Không có thành công, thành quả nào mà không phải đổ bằng mồ hôi và nước mắt.
Mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
- Hãy nêu việc làm cụ thể của em để rèn luyện việc học tập tự giác, tích cực.
Câu 2:
Em hãy xây dựng dàn ý và thực hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề: “Học tập có thể giúp bạn thay đổi cuộc đời”.
Câu 3:
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1: K là lớp trưởng của lớp 7C. K cho rằng phải làm gương cho các bạn trong lớp để cùng nhau tiến bộ. Vì vậy, K luôn lập một thời gian biểu hợp lí, khoa học để đảm bảo việc học của mình một cách tốt nhất và có thời gian giúp đỡ các bạn trong lớp.
Em có đồng tình với suy nghĩ của K không? Vì sao?
Câu 4:
Em hãy nổi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Câu 5:
Em hãy khoanh tròn đáp án về biểu hiện của việc học tập tích cực, tự giác.
a. Xác định đúng mục đích học tập.
b. Chỉ tích cực, tự giác khi được ai đó nhắc nhở.
c. Sắp xếp thời gian biểu khoa học, hợp lí.
d. Đề ra kế hoạch cụ thể trước khi bắt đầu thực hiện.
e. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu đề ra.
g. Chấp nhận bỏ cuộc giữa chừng khi gặp việc khó.
Câu 6:
Trường hợp 3: Q và G là bạn thân học cùng lớp với nhau. Vào ngày cuối tuần, Q sang nhà G để rủ đi chơi đá bóng thì thấy G đang giải bài tập về nhà. Q liền nói với G: “ Hôm nay là ngày nghỉ, cậu đi chơi đá bóng cùng mình cho thoải mái”. G cảm thấy băn khoăn trước lời đề nghị của Q.
Nếu là G, em sẽ xử lí như thế nào?
về câu hỏi!