Câu hỏi:
12/07/2024 593Em hãy viết một bức thư (khoảng 150 chữ) về một trong hai chủ đề sau:
- Chia sẻ những cảm xúc hối hận của người gây ra bạo lực học đường và lời hứa với bản thân.
- Chia sẻ những tâm sự của người bị bạo lực học đường và cách thức ứng xử tức thời và ứng xử lâu dài đã thực hiện.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
(*) Lựa chọn chủ đề:
(*) Bài viết tham khảo:
Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm…..
Chào K, mình là H đây và đây là những gì mình muốn nói cậu!
K ơi, trong suốt thời gian qua, mình không biết mình đã làm gì khiến cậu tức giận và đối xử tàn nhẫn với mình như vậy. Mình nhớ ngày đầu tiên cậu đánh mình là ngày thứ 2 của tuần học đầu tiên sau khai giảng. Cậu ném cuốn sách giáo khoa Toán vào mặt mình mặc dù mình không rõ mình đã làm gì sai. Mặt cậu trông thật đáng sợ và như ác mộng suốt đời đối với mình. Và suốt từ đó cho đến nay, cứ mỗi khi cậu “có hứng” là cậu lại lôi mình ra để trêu chọc, giật tóc, véo tai, đánh vào lưng hay quăng hết sách vở, đồ dùng học tập của mình xuống đất. Tệ hơn, cậu còn lôi kéo nhóm bạn của cậu để cùng tẩy chay, cô lập mình. Mình luôn tự hỏi bản thân rằng: “mình luôn chăm chỉ và đối xử chân thành với các bạn trong lớp; không bao giờ nô đùa, không phá phách hay làm điều gì xấu xa; nhưng tại sao, mình lại luôn trở thành “cái gai” trong mắt cậu và luôn là đối tượng để cậu đánh, mắng, giễu cợt?”
Mình đã sống trong sợ hãi suốt thời gian qua! Khuôn mặt tàn nhẫn và những lời lẽ đay nghiến của cậu luôn vang vọng trong đầu mình. Mình thường mơ thấy bị cậu đánh. Đôi khi mình thức giấc lúc nửa đêm và không thể ngủ lại được. Mình cảm thấy đau đớn như bị kim đâm trong não. Mình vô cùng lo lắng khi nghĩ đến trường học và nghĩ đến cậu. Sự căng thẳng ấy khiến mình trở nên sống khép kín hơn. Nếu như trước đây, mình là một cô bé hay cười, hay nói chuyện, hát ca và luôn vui vẻ, thì bây giờ, mình luôn nhút nhát, không dám bộc lộ bản thân. Không biết cậu có cảm nhận được không nhưng mình đã hiểu sâu sắc khái niệm sợ hãi kể từ khi trở thành bạn cùng lớp với cậu.
K à, mình không dám kể chuyện mình bị cậu bắt với bố mẹ hay thầy cô giáo. Đó thực sự là sai lầm của mình! Tại sao mình lại làm như vậy? Là vì mình sợ sẽ tiếp tục bị cậu bạo hành nhiều hơn khi biết mình “mách lẻo”; nhưng mình cũng thực sự muốn hóa giải mâu thuẫn giữa mình với cậu một cách hòa bình. K này, mình muốn một lời giải thích thuyết phục về tất cả những cú đánh và lời mắng nhiếc từ cậu!
Giờ đã là nửa đêm và mình tỉnh dậy để viết ra những đau đớn trong lòng mà không biết tỏ cùng ai. Con tim mình run rẩy, nước mắt chảy dài, đôi tay rung bần bật. Tại sao một đứa bé như mình phải chịu nhiều nỗi đau như vậy? Chúng ta liệu có thể xây dựng một tình bạn chân thành được không?
Kí tên
……….
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đọc các tình huống sau và đề xuất cách phòng chống bạo lực học đường.
Tình huống |
Cách phòng chống bạo lực học đường |
a. Q bị khuyết tật ở tay. Khi đến lớp, các bạn thường xuyên trêu chọc Q. |
|
b. Sau giờ ra chơi, H bị mất con quay yêu thích. Do nghi ngờ bạn C bên cạnh lấy nên H đã lớn tiếng với bạn. |
|
c. V là thành viên mới chuyển đến lớp 7D1. Mặc dù là con trai nhưng V khá nữ tính nên thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc. |
|
Câu 2:
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1: Trên đường đi học về, T bị một nhóm học sinh lớp trên trấn lột tiền. T không dám nói với người lớn vì bị doạ đánh.
Nếu là T, em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 3:
Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về phòng chống bạo lực học đường.
- Có hai cách để giải quyết xung đột, nhờ bạo lực hoặc nhờ thương thuyết. Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người. (Marcus Tullius Cicero)
- Lòng căm hận nhân lên lòng căm hận, bạo lực nhân lên bạo lực, sự cứng rắn tăng lên sự cứng rắn trong chuỗi thang cuốn đi xuống sự huỷ diệt. (Martin Luther King Jr)
Câu 4:
Trường hợp 2: Trong buổi dã ngoại của lớp, vì không tìm được nhà vệ sinh nên M đi vệ sinh tại một gốc cây cạnh bên trại. N doạ rằng sẽ kể chuyện này cho bạn bè, thầy cô nếu M không mua thức ăn cho N vào mỗi giờ ra chơi.
Nếu là M, em sẽ làm gì?
Câu 5:
Trường hợp 3: Mỗi khi đến lớp, S đều nhận được một lá thư đe doạ trong hộc bàn với nội dung “Coi chừng gặp tai nạn. Suốt một tuần đi học, S luôn lo âu, sợ hãi.
Nếu là S, em sẽ làm gì?
Câu 6:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Vào đêm 9/3/2021, trên địa bàn xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột xảy ra vụ hỗn chiến giữa hai nhóm học sinh khiến một em bị thương, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn giữa nữ sinh L. T. T, 16 tuổi, học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Lê Duẩn với N.V.N, 14 tuổi, đã bỏ học, trú tại phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột. Sau đó, nhóm của Tiên và nhóm của Nghĩa lên mạng xã hội Facebook liên tục chửi bới, rồi thách thức đánh nhau. Đến khoảng 20 giờ 30 phút ngày 9/3, cả hai nhóm với hơn 30 người mang theo nhiều dao, rựa, mã tấu hẹn nhau vào hồ Ea Kao, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột để hỗn chiến.
Câu hỏi:
- Cho biết nhận xét của em về hành động của T và N.
về câu hỏi!