Câu hỏi:
06/11/2022 234Em hãy tìm hiểu một số gia đình trong cộng đồng dân tộc ở Việt Nam và viết bài giới thiệu về thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo: Nét đẹp truyền thống trong gia đình người Tày ở xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai)
Trải qua thời gian, dù xã hội có thay đổi, dù cuộc sống có khấm khá hơn nhưng những nét đẹp cổ truyền vẫn được đồng bào Tày gìn giữ và truyền lại đến đời sau. Hạt nhân của hành trình lưu truyền những giá trị cao đẹp ấy chính là gia đình…
Nghĩa Đô là xã vùng cao nằm ở phía Đông Bắc huyện Bảo Yên (Lào Cai), là nơi định cư từ lâu đời của trên 90% đồng bào dân tộc Tày. Trải qua thời gian, đồng bào nơi đây đã tạo dựng cho mình một bản sắc mang đậm nét văn hóa cổ truyền. Phải được tận mắt chứng kiến, được nghe kể về những phong tục tập quán của đồng bào Tày Nghĩa Đô mới thấy những giá trị văn hóa cổ truyền được đồng bào nơi đây tạo ra và gìn giữ thật quý giá, mang đậm bản sắc vùng miền.
Cho dù cuộc sống có đổi thay, có khó khăn nhưng những nét đẹp văn hóa trong mỗi gia đình người Tày ở Nghĩa Đô vẫn được gìn giữ như những “báu vật” của gia đình mình mà không gì có thể thay đổi được. Khi nói về nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Tày Nghĩa Đô, chúng tôi không dám chắc là mình đã hiểu hết và nói hết được bởi những nét đẹp đó hiện hữu khá phong phú và đặc sắc trong lời ăn tiếng nói, trong cử chỉ hành động, trong văn hóa ứng xử, trang phục, ẩm thực và phong tục tập quán của đồng bào.
Tiếng nói bản địa (bản chẩu) của người Tày Nghĩa Đô luôn được coi là tài sản vô giá của đồng bào. Quý không phải là vì tiếng Tày hiếm có mà quý bởi đây là thứ ngôn ngữ mang đậm bản sắc Tày Nghĩa Đô (âm sắc trầm, cách phát âm rõ nét) chứ không lẫn với tiếng Tày ở vùng nào. Xác định được tiếng mẹ đẻ là yếu tố vô cùng quan trọng nên ngay từ khi mới sinh ra và lớn lên, đứa trẻ Tày đã được các pả (bà), ấm (mẹ), pò (bố) dạy cho biết cách phát âm tiếng Tày. Trước khi đi học mầm non học tiếng Việt, những đứa trẻ Tày Nghĩa Đô đã biết nói và giao tiếp thành thạo ngôn ngữ bản địa rồi. Với người Tày Nghĩa Đô, đó là cách để mỗi người luôn nhớ về nguồn cội của mình, luôn yêu tiếng bản địa và thứ tiếng ấy luôn chảy trong huyết quản của mỗi người. Để rồi sau này dù có đi đâu xa hay công tác xa, người ta vẫn biết nói tiếng Tày tròn vành rõ chữ.
Cùng với tiếng nói thì trang phục Tày được các gia đình Tày ở Nghĩa Đô gìn giữ và truyền lại cho con cháu. Tuy cuộc sống hôm nay có đổi khác nhiều nhưng về Nghĩa Đô, người ta vẫn nhìn thấy những bộ trang phục Tày màu chàm truyền thống. Ngày nay, học sinh Nghĩa Đô đến trường từ bậc mầm non đến THPT, các gia đình người Tày vẫn chuẩn bị cho các em những bộ trang phục truyền thống để mặc vào đầu tuần hay những ngày lễ lớn. Với người Tày Nghĩa Đô, đó là cách để nhân lên niềm tự hào và hãnh diện của con em mình đối với những giá trị truyền thống của dân tộc.
Không gian nhà sàn truyền thống của người Tày Nghĩa Đô cũng là nơi diễn ra những phong tục tập quán mang đậm bản sắc. Mỗi gia đình, mỗi bếp lửa, mỗi sàn nhà, mỗi bậc cầu thang là nơi khơi bùng lên vẻ đẹp cổ truyền của người Tày. Trong một năm, các gia đình người Tày Nghĩa Đô tuần tự tổ chức các ngày tết đặc biệt có ý nghĩa như tết nguyên đán độc đáo và ấm cúng, tết rằm tháng giêng nhộn nhịp náo nức, tết rằm tháng bảy sum họp, tết mừng lúa mới tưng bừng vui vẻ…Bằng ấy cái tết đã đủ để nói về sự sum vầy, đoàn tụ và cùng nhau vun đắp cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc của cư dân Tày vùng Nghĩa Đô.
Văn hóa ứng xử của người Tày Nghĩa Đô được biết đến từ lâu như một nét đẹp không phai nhạt theo thời gian. Chính từ trong mỗi gia đình, văn hóa ứng xử đã được người Tày gìn giữ và truyền lại. Đó là lối sống đoàn kết giữa các gia đình giữa các bản, giữa anh em trong họ, ngoài họ khi mỗi gia đình có công to, việc lớn. Họ đến để giúp nhau làm nhà, cày ruộng, cấy lúa,...
Nghĩa Đô cùng với nhiều địa phương khác đang trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch cộng đồng. Tuy diện mạo địa phương có đổi khác nhưng Nghĩa Đô không mất đi những nét đẹp văn hóa truyền thống từ lâu đời. Có được điều đó là nhờ vào mạch nguồn chảy mãi trong mỗi gia đình - hạt nhân của sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa cổ truyền nơi đây.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Câu 2:
Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên gia đình trong cuộc sống hằng ngày.
Gợi ý: Chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc,...
Thành viên trong gia đình |
Việc làm |
1. Ông bà |
|
2. Cha mẹ |
|
3. Anh, chị, em |
|
4. Cô, dì, chú, bác |
|
Câu 3:
d. Con cháu chỉ có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, già yếu.
Câu 4:
c. Anh chị em trong gia đình, giúp đỡ lẫn nhau trong những trường hợp cần thiết.
Câu 5:
Em hãy đọc các tình huống sau và đưa ra cách xử lí phù hợp.
Tình huống |
Cách xử lí |
a. T là anh trai và thường xuyên bắt nạt em gái. Mọi việc trong nhà T đều bắt em làm, kể cả những việc của T.T cho rằng: “Là con gái thì nên làm việc nhỏ trong nhà, còn con trai sẽ làm việc lớn ngoài xã hội” Đôi lúc em gái làm việc nhà chậm, trái ý đều bị T to tiếng doạ nạt. |
|
b. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên N đi làm thêm một số công việc. Tuy nhiên, N đã dùng hết số tiền kiếm được để chi tiêu cho riêng mình, không phụ giúp bố mẹ. Khi bố mẹ hỏi, N cho rằng: “Tiền đó là công sức của mình làm ra nên chi tiêu như thế nào đó là chuyện của mình”. |
|
c. N và H là hai anh em. N luôn được bố mẹ quan tâm, cho ăn học đầy đủ; còn H dù muốn đi học nhưng bố mẹ không đồng ý nên phải nghỉ học năm lớp 8 để phụ giúp việc nhà. Bố mẹ H cho rằng: “H là con gái nên không cần học nhiều, hơn nữa sau này có gia đình thì H cũng theo chồng” |
|
Câu 6:
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1: H là học sinh lớp 7. Một lần, H nhận lời đi sinh nhật với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ H biết chuyện và không cho H đi với lí do đường xa, trời lại tối. H vùng vằng, giận dỗi và cho rằng bố mẹ đã xâm phạm quyền tự do của H?
Theo em, ai đúng, ai sai trong trường hợp trên? Vì sao?
Câu 7:
b. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
về câu hỏi!