Câu hỏi:
04/01/2023 24,020Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn Ý
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ quan niệm "trọng nam khinh nữ".
2. Thân bài:
* Giải thích quan niệm "trọng nam khinh nữ":
- "Trọng nam khinh nữ" là hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính, trong đó người đàn ông được đánh giá cao hơn so với phụ nữ.
* Nguyên nhân dẫn đến quan niệm "trọng nam khinh nữ":
- Do ảnh hưởng của Nho giáo, Trung Quốc: vai trò của người đàn ông được coi trọng. Họ là những người có chí khí, làm được việc lớn, gánh vác giang san.
* Biểu hiện của "trọng nam khinh nữ":
- Trong gia đình và xã hội, vai trò của đàn ông được đánh giá cao hơn những người phụ nữ.
- Trách nhiệm của phụ nữ là chăm sóc gia đình.
- Đàn ông sinh được con trai thì ngồi ở mâm trên, nếu sinh con gái phải ngồi mâm dưới.
- Phụ nữ nếu sinh con gái thì không được đề cao.
- Nhiều gia đình dù đã sinh đủ hai con nhưng vẫn muốn đẻ thêm con trai để có người nối dõi tông đường.
- Thậm chí, có nhiều người nạo phá thai vì lựa chọn giới tính.
* Lí do cần phải từ bỏ quan niệm "trọng nam khinh nữ":
- Đây là quan niệm cổ hủ, lạc hậu, không còn phù hợp trong thời đại mới.
- Gây mất cân bằng giới tính.
- Khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên bất hòa.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người phụ nữ.
* Lợi ích khi từ bỏ quan niệm:
- Tạo ra một xã hội công bằng, văn minh.
- Chấm dứt được tệ nạn xã hội.
* Giải pháp để từ bỏ quan niệm "trọng nam khinh nữ":
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền.
- Phụ nữ cần không ngừng đấu tranh, nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn của mình.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Mẫu 1
Mặc dù vai trò của người phụ nữ đang dần được đề cao, coi trọng nhưng "quan niệm trọng nam khinh nữ" từ thời phong kiến vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay. Đây là một tư tưởng hết sức sai lầm, cổ hủ, cần được loại bỏ khỏi xã hội hiện đại.
Trước hết, "trọng nam khinh nữ" là sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính, trong đó vai trò của người đàn ông được đánh giá cao hơn so với phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến tư tưởng này là do ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc. Học thuyết Nho giáo quy định rất chi tiết, rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của đàn ông và phụ nữ. Đàn ông phải là người có chí khí, sẵn sàng gánh vác giang san, làm trụ cột trong gia đình. Còn phụ nữ luôn phải giữ gìn tiết hạnh, thực hiện "tam tòng tứ đức". Có thể nói, tư tưởng Nho giáo đã chi phối rất nhiều đến các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ăn sâu vào suy nghĩ, nếp sống của người dân.
Trong đời sống, chúng ta không khó để bắt gặp biểu hiện của quan niệm này. Mặc dù đã sinh đủ hai con nhưng nhiều nhà vẫn muốn có con trai để "nối dõi tông đường". Ở một số làng quê, dấu ấn của quan niệm "trọng nam khinh nữ" rất đậm nét. Trong các buổi cỗ bàn, lễ Tết, nếu đàn ông nào sinh được con trai thì ngồi ở mâm trên, còn nếu sinh con gái thì phải ngồi ở mâm dưới. Thậm chí, nhiều cánh đàn ông còn bị chính những người anh em, bạn bè chế giễu, trêu đùa. Những định kiến này đã gây áp lực cho họ và là nguồn cơn của những cuộc cãi vã, bạo hành trong gia đình. Ngay trong mối quan hệ vợ chồng, tiếng nói của người đàn ông bao giờ cũng có trọng lượng hơn phụ nữ.
Ngày nay, quan niệm "trọng nam khinh nữ" không còn nặng nề như trước nhưng nó vẫn tồn tại và để lại nhiều hậu quả đối với xã hội. Có rất nhiều lí do để chúng ta từ bỏ suy nghĩ này. Thứ nhất, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" không còn phù hợp trong xã hội hiện đại. Bởi ngày nay, Việt Nam cũng như thế giới đang hướng đến bình đẳng giới. Có rất nhiều tổ chức được thành lập để đấu tranh cho một xã hội công bằng, nơi giới tính không còn là giới hạn như Tổ chức thúc đẩy bình đẳng giới Việt Nam (VOGE), Ủy ban địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA),... Họ đang nỗ lực bảo vệ cho các quyền của trẻ em gái và phụ nữ trên thế giới. Phụ nữ cũng xứng đáng được tôn trọng và được nhìn nhận một cách công bằng trong quá trình đóng góp vào sự vận hành, phát triển của xã hội.
Thứ hai, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" gây mất cân bằng giới tính. "Theo như số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), vào năm 2026, Việt Nam sẽ "thừa khoảng 1,38 triệu nam giới." (theo vietnamplus.vn). Tình trạng "thừa nam, thiếu nữ" đang là một vấn đề nhức nhối, đáng báo động. Nếu không giải quyết được thực trạng này, nhiều đàn ông sẽ phải đối mặt với việc không tìm được người để kết hôn.
Thứ ba, việc quá đề cao nam giới còn làm tan vỡ nhiều mối quan hệ. Điều này khiến cho những giá trị tốt đẹp của gia đình bị phá bỏ. Chừng nào tư tưởng "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" ("một con trai là có, mười con gái vẫn là không") chưa chấm dứt thì chừng đó vẫn còn nạn bạo hành.
Thứ tư, quyền lợi của phụ nữ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tư duy cũ kĩ, đi lùi thời đại này. Vấn đề "trọng nam khinh nữ" khiến cho tiếng nói của những người phụ nữ trở nên nhỏ bé, thấp kém. Họ bị đè nén và không được thừa hưởng thành tựu phát triển như phái nam.
Từ những lí do trên, chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ để thay đổi suy nghĩ, hành vi của chính mình. Sớm loại bỏ tư tưởng lạc hậu này sẽ tạo ra một xã hội công bằng, văn minh. Mọi người đều được phát triển bản thân một cách dân chủ, đồng đều. Từ đó, gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng đất nước. Đồng thời, cũng chấm dứt được các tệ nạn xã hội, bảo vệ được trạng thái cân bằng của cán cân dân số.
Để từ bỏ, ngăn chặn quan niệm "trọng nam khinh nữ", chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tới từng người dân. Đây là biện pháp hữu ích trong công cuộc đẩy lùi tình trạng mất cân bằng giới tính, vấn nạn bạo lực gia đình và vô vàn những vấn đề khác. Ngoài ra, mỗi người phụ nữ cần không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức của bản thân và nỗ lực đấu tranh cho các quyền chính đáng, hợp pháp mà mình xứng đáng được hưởng. Là một học sinh, chúng ta cần ý thức được những tác hại, hệ lụy mà quan niệm này đem lại cho cá nhân, gia đình, xã hội.
Mẫu 2
Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, bình đẳng. Pháp luật, nhà nước Việt Nam đã quy định rất rõ trong điều 26, Hiến pháp năm 2013: "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.". Việt Nam cũng như thế giới đã và đang chung tay vì một xã hội công bằng. Chính vì vậy, chúng ta không nên giữ lại những tư tưởng, cổ hủ lạc hậu này nữa!
Vấn đề trọng nam khinh nữ luôn tồn tại trong cuộc sống. Hồi xưa việc trọng nam khinh nữ rất trầm trọng, những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tạo nên nhiều bi kịch cho cuộc đời của người nữ. Hiện nay, hiện tượng trọng nam khinh nữ không ở mức độ trầm trọng như ngày xưa nhưng đâu đó tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, mức độ không phổ biến. Tình trạng trọng nam khinh nữ hiện tại phổ biến nhất tại vùng núi, miền sâu vùng xa, những người nơi đây thiếu trình độ, kiến thức xã hội, họ vẫn quan niệm rằng sinh con gái sau này cũng là con của người ta, con trai thì sẽ sống với cha mẹ cả đời. Với những quan niệm đó mà nhiều phụ nữ ở đây đã chịu nhiều cực khổ. Người xưa cho rằng phụ nữ sẽ chẳng làm nên việc gì lớn, có chăng cũng chỉ gây thất bại mà họ không nhận ra rằng họ sinh ra từ đâu, những nữ tướng quân góp nhiều công sức cho đất nước hay những hoàng hậu thống trị hậu cung giúp ổn định hậu cung để vị vua an tâm bình định và phát triển đất nước? Những cống hiến to lớn ấy họ bỏ qua xem như không thấy. Hiện nay các người phụ nữ cũng giống như những người nam họ cũng cống hiến hết mình cho nước nhà. Trong gia đình họ là người vợ đảm đang, là người mẹ hiền với các con. Trong công việc họ tận tâm, tỉ mỉ, phát huy hết tài năng của mình. Nếu như đàn ông có sức mạnh cơ thể, thì phụ nữ có sức mạnh tinh thần. Những người phụ nữ góp phần cho cuộc sống tươi đẹp và hoàn mĩ hơn. Trân trọng và nâng niu những người phụ nữ là hết sức quan trọng, có họ thì tương lai của sự sống nhân loại mới duy trì được
Mẫu 3
Trong xã hội hiện nay, có thể tình trạng " trọng nam khinh nữ " là vô cùng phổ biến. Tình trạng này xảy ra từ thời kì phong kiến ở nhiều nơi trên thế giới. Ở đất nước ta, việc " trọng nam khinh nữ" là một việc trái với đạo đức, đạo lí làm người. Dù là nam hay nữ thì họ cũng là con người , nhưng tại sao nhiều người lại chỉ yêu quý con trai mà ghét bỏ đứa con gái của mình ? Phải chăng con gái không thể làm được việc gì có ích cho gia đình, xã hội chăng ? Nhưng không, ta có thể thấy phụ nữ ta xưa và nay cũng không thua kém gì đàn ông. Họ giỏi việc chăm sóc gia đình,... Nhưng có ai tôn trọng công sức của họ không ? Nếu không có phụ nữ thì tại sao chúng ta có thể được sinh ra. Việc những gia đình, dòng họ không có con cháu trai nối dõi hiện nay vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người và nơi thờ cúng là một thực tế. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai. Việc trọng nam khinh nữ không chỉ là việc làm trái với đạo đức mà còn làm rối loạn xã hội, an ninh đất nước. Việc làm này cũng làm phụ nữ tổn thương vô cùng. Vì vậy, chúng ta cần biết tôn trọng những người phụ nữ.
Mẫu 4
Từ xưa đến nay, ông cha ta đã có bao những quan niệm đạo lý hay, giàu ý nghĩa để răn dạy con cháu. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những hủ tục mà quan niệm “Trọng nam khinh nữ” cũng là một trong số đó. “Nam” và “nữ” là đại diện cho hai giới tính khác nhau trong xã hội, nhưng lại được đặt xen kẽ trong hai động từ “trọng” và “khinh”. “Trọng” là quan trọng, là ưu ái, coi là hơn , ngược lại “khinh” là khinh thường, xem nhẹ , không tôn trọng. Như vậy, câu nói trên được truyền từ đời này qua đời khác, đặt ra một quan niệm về sự phân biệt giới tính giữa đàn ông và phụ nữ : Đàn ông mới là những người làm nên việc lớn nên sẽ luôn giữ trọng trách quan trọng, được ưu ái hơn là những người phụ nữ được coi là có địa vị thấp bé, không làm được việc lớn. Vậy thì quan niệm ấy liệu có còn đúng hay không? Trước hết, cần phải hiểu rõ, “trọng nam khinh nữ” là một quan niệm đã có từ rất lâu đời, từ xa xưa, đặt trong bối cảnh xã hội phát triển như hôm nay, thì không thể tránh khỏi sự hạn chế trong cách suy nghĩ, hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Trong các tác phẩm văn học cách đây một vài thập kỷ, ta có thể nhận thấy rất rõ ràng quan niệm này, những người phụ nữ bị chà đạp, khinh thường, chịu nhiều uẩn khúc như nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” hay người con gái trong các bài ca dao xưa “Thân em như dải lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Ông cha ta khi xưa quan niệm nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, làm việc lớn, nắm vai trò trụ cột, chủ yếu trong gia đình và xã hội. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tôi cho rằng, quan niệm ấy thật sự đã không còn đúng nữa. Có thể, người phụ nữ không được đánh giá cao về sức mạnh như người đàn ông, nhưng ngược lại họ lại có sự kiên cường, bền bỉ và đức hy sinh cao cả không thua kém gì. Rõ ràng có thể nhận thấy biết bao những tấm gương các nữ anh hùng đã bao lần làm rạng danh dân tộc như “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên , đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, vua đầu bếp Mỹ Christine Hà,…Nhưng, để bác bỏ đi một quan niệm mà đã có từ bao đời nay, đó không phải là điều dễ dàng. Phụ nữ dù là ở bất kỳ thời đại nào cũng khó mà có thể đạt được sự công bằng thật sự, như tình trạng bạo hành phụ nữ cẫn xảy ra thường xuyên ở Ấn Độ, hay bạo hành gia đình,..Vậy nên, để bác bỏ đi thì khó, nhưng hạn chế nó là điều mà ta cũng có thể thực hiện được. Hãy tôn trọng, yêu thương những người phụ nữ bên cạnh bạn, chia sẻ với họ, đừng khinh thường hay kì thị bất cứ một giới tính gì vì con người sinh ra, ai cũng có quyền được sống và làm điều mình yêu thích. Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” có thể không còn phổ biến hiện nay nhưng nó vẫn như một ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ trong mỗi tập thể, mỗi gia đình, mỗi xã hội. Và trách nhiệm để dập tắt ngọn lửa ấy chính là của mỗi người, mỗi cá nhân của cuộc sống này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có, nên thể hiện như thế nào?
Câu 6:
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!