Câu hỏi:
14/03/2023 660Em hãy lập kế hoạch chi tiêu theo năm bước để thực hiện một mục tiêu cụ thể (tổ chức sinh nhật, mua quà,...).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- Bước 1:
+ Mục tiêu: mua đôi giày thể thao mới (giày Stan Smith của hãng Adidas)
+ Thời gian thực hiện: 4 tháng
+ Nguồn lực hiện có: tiền mừng tuổi (500.000 đồng); tiền tiết kiệm và tiền thưởng (700.000 đồng)
- Bước 2: Các khoản cần chi trong 4 tháng tới:
+ Tiền mua giày mới: 1.700.000 đồng (giá của đôi giày Stan Smith)
+ Tiền mua quà tặng sinh nhật mẹ (dự kiến khoảng 300.000 đồng).
- Bước 3: Nguyên tắc thu - chi:
+ Thu: tổng hợp tất cả các khoản tiền hiện có (tiền mừng tuổi, tiết kiệm, thưởng) cùng với số tiền làm thêm (dự kiến sẽ làm thêm các công việc phù hợp, trong 4 tháng, mỗi tháng tiền lương để ra khoảng 200.000 đồng).
+ Chi: chỉ chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
- Bước 4: thực hiện kế hoạch chi tiêu
- Bước 5: kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến sau:
a) Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người lớn đã đi làm kiếm tiền.
b) Lập kế hoạch chi tiêu rất mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.
c) Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính cá nhân.
d) Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.
Câu 2:
- Em hãy chọn cách chi tiêu phù hợp với bản thân và giải thích vì sao.
- Em hãy liệt kê những yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch chi tiêu.
- Em hãy nêu những thói quen chi tiêu hợp lí mà em biết.
Câu 3:
Em hãy cùng bạn sắm vai và xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1. Sau một tháng thực hiện ghi chép và theo dõi chi tiêu hằng ngày, bạn A và bạn B cùng trao đổi kinh nghiệm với nhau. Bạn A chia sẻ: “Mình vẫn hay bị quên những khoản chi tiêu nhỏ đã sử dụng”. Bạn B thì bảo rằng: “Khi tổng kết lại, mình bị thiếu một số tiền lớn. Phải điều chỉnh cách sử dụng tiền và chi tiêu thôi”. Bạn A nói: “Hay là mình đi tìm bạn M để nhờ bạn ấy tư vấn đi. Bạn M quản lí chi tiêu giỏi lắm”.
Nếu là bạn M, em sẽ giúp bạn A và bạn B như thế nào ?
Câu 4:
Tình huống 2. Chú của bạn H đi làm ăn xa ở thành phố. Dịp này về thăm nhà, chú đã cho bạn H một khoản tiền. Bạn H tự hào nói với nhóm bạn của mình: “Hôm nay, mình mới các bạn ăn kem nhé!”. Khoản tiền còn lại, bạn H dự định dùng để mua những thẻ bài mà mình yêu thích.
Nếu là bạn thân của bạn H, em sẽ nhắc nhở bạn H chi tiêu như thế nào cho hợp lí?
Câu 5:
- Em hãy sắp xếp thứ tự các bước lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lí.
- Em hãy giúp bạn A lập kế hoạch chi tiêu trong trường hợp trên.
- Em hãy kể thêm những cách lập kế hoạch chi tiêu khác mà em biết.
Câu 6:
- Bạn T đã quản lí chi tiêu của mình như thế nào?
- Theo em, vì sao cần phải lập kế hoạch chi tiêu?
Câu 7:
Em hãy quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh chiếc xô bị thủng làm cho em liên tưởng đến điều gì trong quản lí chi tiêu?
- Em đã quản lí tốt tiêu của mình chưa? Vì sao?
về câu hỏi!