Câu hỏi:
11/07/2024 894
Tìm hiểu và viết bài luận về một số biện pháp, chính sách đang áp dụng tại địa phương nhằm khắc phục và hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
Tìm hiểu và viết bài luận về một số biện pháp, chính sách đang áp dụng tại địa phương nhằm khắc phục và hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Bài viết tham khảo: Một số biện pháp, chính sách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của Thành phố Hà Nội
Để ngăn chặn, giảm nguồn phát sinh ô nhiễm, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, như Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31-5-2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”... đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, từ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đến xác định cụ thể các “điểm đen”, khu vực ô nhiễm môi trường; xử lý ô nhiễm và kiểm soát các nguồn xả thải...
Tính từ năm 2017 đến nay, các cơ quan quản lý môi trường đã xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường 6.025 cơ sở, với số tiền hơn 63 tỷ đồng. Thanh tra Sở Xây dựng xử phạt hơn 53.000 công trình gây ô nhiễm môi trường với số tiền gần 100 tỷ đồng...
Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên ngành tăng cường quản lý trật tự giao thông, đô thị, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường dọc sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu...; thường xuyên vận hành các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu; nhà máy xử lý nước thải Yên Sở bảo đảm chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.
Từ việc phân công rõ trách nhiệm cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan nên công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó nổi bật là: Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải y tế đạt 99 - 100%; cơ bản xử lý xong ô nhiễm nguồn nước tại các hồ trong nội thành; hoàn thành đưa vào vận hành 35 trạm quan trắc không khí tự động để làm căn cứ triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm. Đặc biệt, Hà Nội đã xóa được 96,23% lượng bếp than tổ ong; giảm từ 70 - 90% số vụ đốt rơm rạ sau thu hoạch; 4 huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Quốc Oai đã tổ chức ký cam kết không đốt rơm rạ trên địa bàn huyện, sử dụng chế phẩm nhằm tái sử dụng rơm rạ...
Hà Nội tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ thành phố xuống các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn cho phù hợp với thực tế và theo quy định đặc thù của Luật Thủ đô; đồng thời tập trung lập quy hoạch bảo vệ môi trường Thủ đô đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác.
Mặt khác, các cơ quan chức năng của thành phố sẽ tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, nhất là ở các làng nghề, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, bảo đảm 100% có hệ thống xử lý nước thải phục vụ việc di chuyển các làng nghề đang hoạt động trong khu dân cư.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ triển khai áp dụng công nghệ mới về xử lý ô nhiễm môi trường nước trên hệ thống hồ, ao; phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; triển khai thực hiện đề án cải tạo môi trường sông Nhuệ, sông Đáy; từng bước làm sống lại các sông: Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Tích... Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mạng lưới thu gom, xử lý nước thải của thành phố theo hướng nước thải phải được thu gom xử lý tại đầu nguồn, khắc phục tình trạng xử lý nước thải cuối nguồn như hiện nay.
Thành phố cũng sẽ hoàn thành điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn, bảo đảm 100% lượng rác thải sinh hoạt ở Hà Nội được thu gom, xử lý theo quy định; đưa vào vận hành nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn/ngày trong năm 2021 và nhà máy xử lý rác tại Xuân Sơn 1.500 tấn/ngày đêm vào năm 2022; triển khai dự án xử lý chất thải Đồng Ké công suất 1.000 tấn/ngày đêm, đưa vào vận hành ổn định nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phương Đình - Đan Phượng 240 tấn/ngày đêm, nhà máy Việt Hùng - Đông Anh 500 tấn/ngày đêm; triển khai đồng bộ các Nhà máy xử lý rác thải Châu Can, Lại Thượng, Núi Thoong, Phù Đổng nhằm thay thế việc xử lý rác bằng hình thức chôn lấp, giảm tỷ lệ chôn lấp rác thải xuống dưới 30%.
Song song với các giải pháp trên, các sở, ngành, địa phương cùng vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường tới mọi tầng lớp nhân dân; chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp... nhằm tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô./.
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Sách - Sổ tay kiến thức trọng tâm Vật lí 11 VietJack - Sách 2025 theo chương trình mới cho 2k8 ( 45.000₫ )
- Trọng tâm Hóa học 11 dùng cho cả 3 bộ sách Kết nối, Cánh diều, Chân trời sáng tạo VietJack - Sách 2025 ( 58.000₫ )
- Sách lớp 11 - Trọng tâm Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa lớp 11 3 bộ sách KNTT, CTST, CD VietJack ( 52.000₫ )
- Sách lớp 10 - Combo Trọng tâm Toán, Văn, Anh và Lí, Hóa, Sinh cho cả 3 bộ KNTT, CD, CTST VietJack ( 75.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
♦ Yêu cầu số 1: Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường
- Trong thông tin 1:
+ Chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt là ở những khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp.
+ Ô nhiễm nguồn nước mặt ở các lưu vực sông diễn ra ngày càng nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu.
+ Ô nhiễm không khí trở thành vấn đề báo động ở Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Ô nhiễm môi trường biển đang diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả.
- Trong thông tin 2: Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gia tăng, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của cư dân.
- Trong thông tin 3: Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này được biểu hiện cụ thể thông qua việc:
+ Suy giảm các hệ sinh thái: các hệ sinh thái bị con người xâm phạm và tàn phá; đặc biệt là hệ sinh thái rừng bị suy giảm, chủ yếu do nguyên nhân chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng và đất trồng cây ăn quả.
+ Suy giảm số lượng cá thể và các loài sinh vật: ở Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng, ở Việt Nam, hiện có tới: 21% các loài thú; 6,5% các loài chim; 19% các loài bò sát; 24% các loài lưỡng cư; 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch bị đe dọa.
- Trong thông tin 4: Do hoạt động khai thác một cách thiếu hợp lí và lãng phí, nên tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam (như: rừng, nguồn nước, khoáng sản, đất,…) đang dần cạn kiệt, tiếp tục bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng.
- Trong thông tin 5: Các cự cố môi trường có chiều hướng gia tăng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác xử lí và khắc phục hậu quả; đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng; đe dọa trật tự an ninh xã hội…
♦ Yêu cầu số 2:
- Một số trường hợp cụ thể về tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên:
+ Tháng 9/2008, Công ty Vedan tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.
+ Tháng 4/2011, Phòng cảnh sát Phòng chống Tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt quả tang Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin đang xả chất thải lỏng chưa qua hệ thống xử lý ra vịnh Vân Phong.
+ Tháng 4/2016, Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả nước thải chưa qua xử lý xuống biển, gây nên tình trạng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.
- Hệ quả đối với cuộc sống con người:
+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người. Ví dụ:
▪ Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh, như: nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới, đột quỵ, đau tim, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và ung thư phổi;…
▪ Ô nhiễm nguồn nước gây nên một số bệnh như: các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh giun sán, các bệnh do muỗi truyền, các bệnh về mắt, ngoài da,...
▪ Ô nhiễm đất ảnh hưởng tới sức khoẻ con người thông qua chuỗi thức ăn.
+ Đe dọa đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia;
+ Gây tiêu tốn một khoản lớn ngân sách quốc gia cho việc khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường.
Lời giải
♦ Yêu cầu số 1: Các biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên được đề cập trong các trường hợp
- Trường hợp 1: Chuỗi cửa hàng cà phê H đã thực hiện các biện pháp, như:
+ Thay thế túi ni-lông bằng túi sinh học phân hủy hoàn toàn.
+ Quảng cáo sản phẩm, đề ra chương trình khuyến mãi: sử dụng li cá nhân, sử dụng ống hút làm bằng nguyên liệu tự nhiên, như: bột gạo, giấy, tre,…
- Trường hợp 2: Cơ quan X đã thực hiện các biện pháp, như:
+ Kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường;
+ Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lí các điểm nóng về môi trường.
+ Duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường nhằm đảm bảo an toàn về môi trường trong quá trình hoạt động.
+ Hướng dẫn các doanh nghiệp phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.
- Trường hợp 3: Doanh nghiệp K đã thực hiện biện pháp: ứng dụng mô hình “tiêu dùng xanh” trong sản xuất kinh doanh, ví dụ như: gói rau, củ, quả bằng lá chuối; dùng bình nước bằng thủy tinh; ống hút bằng tre hoặc giấy,…
♦ Yêu cầu số 2:
- Giải thích:
+ Xu hướng “tiêu dùng xanh” ngày càng gia tăng, người tiêu dùng có xu hướng mua và sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, từ đó góp phần giảm thiểu lượng rác thải độc hại ra môi trường tự nhiên.
+ Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng xanh cũng thúc đẩy các doanh nghiệp có sự chuyển đổi về chiến lược sản phẩm, chú trọng sản xuất ra những sản phẩm có yếu tố “xanh” và “bền vững” (để đáp ứng nhu cầu của khách hàng).
=> Như vậy, xu hướng “tiêu dùng xanh” vừa đem lại những lợi ích về môi trường; vừa đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của kinh tế - xã hội.
- Ưu – nhược điểm của chính sách “tiêu dùng xanh”
+ Ưu điểm: thân thiện với môi trường; an toàn với sức khỏe người tiêu dùng; góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của kinh tế - xã hội….
+ Nhược điểm: đòi hỏi chi phí đầu tư, công nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu có chất lượng cao… từ đó, đẩy giá thành của “sản phẩm xanh” lên cao hơn so với các sản phẩm thông thường.
♦ Yêu cầu số 3: Một số biện pháp, chính sách khác để khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật để phòng ngừa, kiểm soát tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường.
+ Có những chế tài xử phạt đủ mạnh để có sức răn đe các đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện chuyển đổi số gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên;
+ Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất có tác động xấu đến môi trường; có chính sách ưu đãi, khuyến khích các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường;
+ Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung xử lí các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.