Chuyên đề KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên có đáp án

29 người thi tuần này 4.6 609 lượt thi 13 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 9:

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp a. Xí nghiệp Y chuyên sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng cho toàn miền Nam. Vì mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất, xí nghiệp không đầu tư cho hệ thống ống thoát khí thải nên đã gây ra sự cố ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các trường học và hàng quán gần xí nghiệp luôn trong tình trạng khói bụi bám trên các đồ dùng, người dân sinh hoạt khó khăn và lúc nào cũng phải mang khẩu trang. Để khắc phục, xí nghiệp đã ứng dụng công nghệ thực hiện quy trình sản xuất xanh và đầu tư hệ thống xử lí chất thải không khí nghiêm ngặt. Ngoài ra, xí nghiệp còn khắc phục những hậu quả cho người dân bị ảnh hưởng bằng cách đền bù thiệt hại vật chất và hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe.

Trường hợp b. Công ty D (chuyên mua, bán, sơ chế thạch dừa thô) vừa bị chính quyền tỉnh B xử phạt về hành vi lắp đặt thiết bị, đường ống để xả nước thải sản xuất trực tiếp ra môi trường. Công ty còn bị xử phạt về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kĩ thuật về chất thải. Sự cố môi trường mà Công ty D gây ra đã làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người dân và gây áp lực lớn đến lĩnh vực kinh tế, y tế, an sinh xã hội của tỉnh B. Không những bị xử phạt hành chính, Công ty D còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Cụ thể, công ty phải vận hành đúng quy trình bảo vệ môi trường và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước đã gây ra.

Trường hợp c. Thấu hiểu tầm quan trọng và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững, đảm bảo giữ cân bằng giữa sản xuất kinh doanh và hướng đến cộng đồng, hãng hàng không T luôn nỗ lực đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ về bảo vệ môi trường như hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông và thay thế bằng các chất liệu thân thiện với môi trường. Hãng liên tục nâng cấp các máy bay với động cơ thế hệ mới giúp giảm khí thải, nhiên liệu và tiếng ồn so với thế hệ cũ. Trước những yêu cầu về phát triển kinh tế ít phát thải nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng”0” vào năm 2050, nỗ lực của hãng hàng không T đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giảm thiểu các tác động đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

Câu hỏi:

- Xí nghiệp Y và Công ty D đã có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và cuộc sống con người như thế nào? Các doanh nghiệp này đã làm gì để khắc phục tình trạng đó?

- Các biện pháp nào đã được hãng hàng không T thực hiện nhằm góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường?


Câu 10:

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp a. Doanh nghiệp T đã khởi xướng và xây dựng mô hình sản xuất bắt đầu từ việc phân loại, thu gom rác thải nhựa. Đây là khâu quan trọng giúp thu gom và đưa nhựa trở lại phục vụ nền kinh tế, giúp cắt giảm đáng kể lượng khí thải CO2, từ quá trình sản xuất nhựa. Doanh nghiệp đã giảm 55% nhựa nguyên sinh, 62% bao bì sản phẩm có thể tái chế và 100% bao bì nhựa cứng đều có sử dụng nhựa tái chế. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn có kế hoạch thực hiện loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong công thức của các sản phẩm tẩy rửa và giặt giũ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hướng đến việc biến carbon (CO2) từ khí thải công nghiệp thành các hoá chất và khoáng chất hữu ích để phục vụ cho công tác sản xuất các sản phẩm chăm sóc gia đình. Việc áp dụng phương pháp này trong thời gian gần đây đã giúp doanh nghiệp giảm tới 28% khí nhà kính trong các công thức sản phẩm.

Trường hợp b. Nắm bắt nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường của người tiêu dùng, Công ty H đã mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm có giá trị. Công ty này dùng lò hơi sử dụng trấu ép làm nhiên liệu đốt, giúp giảm hơn 50% lượng khí thải CO2 có hại cho môi trường. Bên cạnh đó, công ty còn duy trì 3T (Tiết giảm, Tái chế và Tái sử dụng) đối với chất thải rắn nhằm tiết kiệm chi phí và giảm phát thải ra môi trường; tiết kiệm tài nguyên nước bằng việc tái sử dụng nước làm mát, xử lí nước thải đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường. Điều này không chỉ nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm, uy tín của công ty mà còn góp phần gia tăng sản phẩm xanh, sạch đáp ứng thị hiếu mới của người tiêu dùng.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể kinh tế trong các trường hợp trên? Những việc làm đó mang lại hiệu quả như thế nào?


Câu 11:

Em hãy đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng trong các trường hợp sau:

Trường hợp a. Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhiều lần vì vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng do lợi nhuận nên doanh nghiệp K vẫn bất chấp pháp luật và tiếp tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại. Đội Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đ đã kiểm tra đột xuất và phát hiện Doanh nghiệp K chuyên sản xuất mỡ bôi trơn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu dân cư. Đây không phải là lần đầu doanh nghiệp này vi phạm về bảo vệ môi trường. Trước đó, lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra phát hiện doanh nghiệp này vi phạm và đã bị xử phạt gần 200 triệu đồng. Mặc dù chính quyền tỉnh Đ đã nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở phải di dời ra khỏi khu dân cư nhưng đến nay, cơ sở không những chưa di dời mà còn tiếp tục lén lút hoạt động và gây ô nhiễm môi trường.

Trường hợp b. Công ty P chuyên sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu. Gần 30 năm đi vào hoạt động, Công ty P đầu tư hệ thống xử lí chất thải, khí thải. Cụ thể, cho che phủ toàn bộ các bể ngâm ủ nguyên liệu, làm tấm tôn chắn tường khu vực bể ngâm với khu dân cư.

Trường hợp c. Công ty chăn nuôi D và Cơ sở sản xuất hạt nhựa tái chế A đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương. Người dân sống xung quanh khu vực nhà máy sản xuất đã phát hiện nước thải trực tiếp trên sông có màu đen kịt, hôi thối; tôm, cá trên sông chết hàng loạt. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định buộc ngừng hoạt động đối với hai công ty này.


4.6

122 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%