Câu hỏi:
12/07/2024 660Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Quyền tác giả chỉ bao gồm quyền nhân thân.
b. Chủ sở hữu công nghệ chỉ có thể chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
c. Quyền làm tác phẩm phái sinh chỉ do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện.
d. Tác giả kiểu dáng công nghiệp có quyền được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhận định a. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): quyền tác giả bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Nhận định b. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017: chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Nhận định c. Không đồng tình, vì: quyền làm tác phẩm phái sinh có thể do: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân khác với điều kiện: phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả - Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)
- Nhận định d. Đồng tình, vì: theo quy định tại Điểm a) Khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí… được quyền ghi tên tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế; bằng độc quyền giải pháp hữu ích; bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng kí thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp a. Ca sĩ C sử dụng bài hát do nhạc sĩ D sáng tác để biểu diễn trước công chúng mà không xin phép. Nhạc sĩ D yêu cầu ca sĩ C chấm dứt hành vi nhưng ca sĩ C không đồng ý vì cho rằng bài hát được sáng tác ra là để phục vụ cộng đồng.
Theo em, việc làm của ca sĩ C có phù hợp với quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ không? Vì sao?
Trường hợp b. Doanh nghiệp M kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi và nhân giống cá ba sa chịu mặn cho trang trại H. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp M chỉ hỗ trợ trang trại H trong việc nuôi cá ba sa nhưng không chuyển giao công nghệ nhân giống.
Em đánh giá như thế nào về việc làm của doanh nghiệp M?
Câu 2:
Em hãy cùng với bạn xây dựng một dự án học tập với nội dung tuyên truyền, phổ biến một số nội dung cơ bản của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Câu 3:
Em hãy tìm trên báo, Internet thông tin về một số sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chia sẻ trước lớp.
Câu 4:
Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong những trường hợp sau:
a. Chị V đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với máy gieo hạt tự động.
b. Anh N đã tự ý sao chép tác phẩm truyện tranh của anh M đề bán ra thị trường với giá rẻ.
c. Công ty C đã chuyển giao thành công công nghệ chế biến sữa hạt cho Công ty D theo đúng cam kết trong hợp đồng.
d. Công ty B đã tiết lộ bí mật thông tin về công nghệ sản xuất nước uống thải độc gan cho Công ty T mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Câu 5:
Em hãy liệt kê những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam mà em biết.
Câu 6:
- Theo em, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền gì?
- Việc làm của những nhân vật trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ không? Vì sao?
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!