Câu hỏi:
11/07/2024 440Em hãy cho biết những hành vi trong các trường hợp sau vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật lao động
- Trường hợp a. Thời gian gần đây, do khối lượng công việc quá lớn nên anh D được người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm giờ vào hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, đến lúc trả lương, anh D chỉ nhận được mức lương như hằng tháng. Khi anh D thắc mắc thì người sử dụng lao động trả lời rằng: “Việc làm thêm giờ là yêu cầu bắt buộc của công việc nên không được hưởng thêm lương". Mặc dù thời gian làm việc kéo dài nhưng anh D luôn vui vẻ và hoàn thành tốt công việc được giao.
- - Trường hợp b. H xin vào học nghề và làm việc tại một tiệm sửa xe gắn máy. Tại đây, dưới sự hướng dẫn của chủ tiệm, H có thể sửa hoàn chỉnh những hỏng hóc nhỏ và tạo ra doanh thu cho tiệm. Tuy nhiên, chủ tiệm không chịu trả thù lao cho H và thường xuyên đề nghị H làm việc tăng ca, không bảo đảm thời gian nghỉ ngơi cũng như không bảo đảm an toàn trong quá trình lao động.
- Trường hợp c. Doanh nghiệp Y sản xuất đồ gia dụng (ông N là người đại diện theo pháp luật). Để sản xuất đủ số lượng theo yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp Y đã tuyển 20 nhân công trong độ tuổi từ 30 - 35 để phục vụ sản xuất. Doanh nghiệp Y kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản nhưng không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho họ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Trường hợp a. Hành vi của chủ doanh nghiệp (nơi anh D làm việc) đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Cụ thể: chủ doanh nghiệp đã yêu cầu anh D làm thêm giờ vào 2 ngày cuối tuần, nhưng không trả lương cho số giờ làm thêm đó.
- Trường hợp b. Hành vi của chủ tiệm sửa xe (nơi mà bạn H đang học nghề) đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Cụ thể: chủ tiệm sửa xe không chịu trả thù lao cho H và thường xuyên đề nghị H làm việc tăng ca, không bảo đảm thời gian nghỉ ngơi và các điều kiện về an toàn lao động.
- Trường hợp c. Doanh nghiệp Y (do ông N là người đại diện pháp luật) đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Cụ thể: doanh nghiệp Y không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
- Theo em, pháp luật lao động là gì? Lấy ví dụ về một quan hệ lao động.
- Quan hệ lao động giữa bà H và chị T được hình thành trên cơ sở nào?
Câu 2:
Em hãy thiết kế sản phẩm thể hiện nội dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động
Câu 3:
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty P có phù hợp với các quy định của pháp luật lao động không? Vì sao?
Câu 4:
Em hãy cùng nhóm bạn thực hiện tìm hiểu một số quan hệ lao động trong thực tế vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động và chia sẻ trước lớp.
Câu 5:
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động.
b. Vấn đề trả lương là nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
c. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động chỉ được cụ thể hoá bằng các quy định ghi nhận về quyền được sa thải người lao động.
d. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động là một trong các biểu hiện của nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
Câu 6:
Em hãy quan sát thông tin dưới đây và cho biết những điểm mới khác của Bộ luật Lao động năm 2019
về câu hỏi!