Câu hỏi:
12/07/2024 996Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp. Do gia đình khó khăn nên A (16 tuổi) đã đến Công ty B để xin việc và được Công ty B kí hợp đồng lao động và nhận vào làm việc nhưng chưa có sự đồng ý của bố mẹ A. Công ty cũng không ghi rõ mức lương trong hợp đồng lao động. Sau khi A làm việc được ba tháng với mức lương 3 triệu đồng thì Công ty B đã sa thải A mà không nêu rõ lí do.
- Việc kí kết, chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty B đối với A có đúng quy định pháp luật hay không? Vì sao?
- Theo em, cần có thái độ như thế nào đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật lao động?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1:
- Việc kí hết hợp đồng lao động giữa công ty M và bạn A là không đúng, trái với quy định của pháp luật lao động. Vì:
+ Theo quy định của pháp luật: đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, khi giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
+ Trong hợp đồng lao động phải thể hiện rõ mức lương; phụ cấp và các chế độ khác (nếu có) mà người lao động được hưởng.
- Việc chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty B đối với A là không đúng, trái với quy định của pháp luật lao động. Vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị nhiều tháng liên tục mà khả năng lao động chưa phục hồi.
+ Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh… mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
+ Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
+ Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu;
+ Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
+ Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
♦ Yêu cầu số 2: Đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật lao động, chúng ta cần có thái độ: phê phán, lên án; tố giác tới các cơ quan chức năng…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
- Vẽ sơ đồ các bước tiến hành giải quyết tranh chấp lao động.
- Cho biết việc làm của anh C có đúng trình tự giải quyết tranh chấp lao động không.
Câu 2:
- Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động có những hình thức nào?
- Hợp đồng lao động bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Câu 3:
- Chỉ ra các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng lao động.
- Cho biết việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào.
- Cho biết hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật lao động không?
Câu 4:
- Việc trả lương được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Có bao nhiêu loại và hình thức trả lương?
- Theo em, việc làm của cửa hàng M là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 5:
- Cho biết hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật lao động không và giải thích lí do.
- Nêu một số hành vi khác bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động mà em biết.
Câu 6:
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Thưởng là bắt buộc trong quan hệ lao động.
b. Mọi lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội.
c. Mức lương tối thiểu có sự thay đổi qua từng thời kì.
d. Hợp đồng lao động có thể kí kết thông qua mạng Internet.
e. Mức lương trả cho người lao động do người sử dụng lao động quyết định.
g. Tất cả thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động đều là hợp đồng lao động.
h. Tranh chấp lao động là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động trong15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!