Câu hỏi:
11/07/2024 221a) Từ thông tin, em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong từng trường hợp bên.
b) Theo em, nguyên tắc bảo vệ người lao động có được đảm bảo trong các trường hợp bên không? Vì sao? Hãy nêu những điều em biết về nguyên tắc này.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Nhận xét
- Trường hợp 1:
+ Theo quy định tại điểm b) Khoản 5 Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền được làm việc trong điều kiện đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động. => Áp dụng điều luật này vào trường hợp 1, có thể thấy: công ty X đã có hành vi vi phạm pháp luật lao động. Cụ thể: công ty X không bố trí công việc và không đảm bảo các điều kiện an toàn lao động theo hợp đồng lao động đã kí kết với chị M.
+ Theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận. => Áp dụng điều luật này vào trường hợp 1, có thể thấy: chị M đã có những hành vi phù hợp với quy định của pháp luật lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể: chị M đã kiến nghị với ban giám đốc công ty về việc vị trí công việc và điều kiện lao động không đảm bảo an toàn, nhưng không được phía công ty hồi đáp. Do đó, chị M đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trường hợp 2:
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019: thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
=> Áp dụng điều luật này vào trường hợp 2, có thể thấy: sau khi trừ đi thời gian 1 giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm việc bình thường của công ty Y ở cả 2 ca sáng và chiều đều là 8 giờ/ ca, phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Theo quy định tại Điểm b) Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019: số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
=> Áp dụng điều luật này vào trường hợp 2, có thể thấy: thời gian tăng ca của công ty Y ở cả 2 ca sáng và chiều đều là 3 giờ, điều này phù hợp với quy định của pháp luật.
♦ Yêu cầu b)
- Nguyên tắc bảo vệ người lao động đã được đảm bảo trong các trường hợp 1 và 2. Vì: chị M (trong trường hợp 1) và công ty Y (trong trường hợp 2) đã có những hành vi tuân thủ đúng quy định của pháp luật lao động.
- Điều em biết:
+ Bảo vệ người lao động là nguyên tắc được áp dụng đối với người lao động và là trách nhiệm của người lao động.
+ Nguyên tắc này bao gồm: bảo vệ việc làm, thu nhập, quyền được nghỉ ngơi, quyền tự do liên kết của người lao động; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
a) Em hãy làm rõ đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động trong thông tin trên.
b) Em hãy xác định các quan hệ lao động trong từng trường hợp trên. Em nhận xét như thế nào về các quan hệ lao động trong trường hợp đó? Theo em, các quan hệ lao động đó có thuộc đối tượng điều chỉnh được xác định trong thông tin không? Vì sao?
c) Từ thông tin và trường hợp trên, em hiểu thế nào là pháp luật lao động?
Câu 2:
a) Em hãy nêu khái quát nguyên tắc tự do làm việc và tuyển dụng lao động trong thông tin trên. Theo em, nguyên tắc này được áp dụng với ai?
b) Từ thông tin, em hãy nhận xét việc làm của các nhân vật trong từng trường hợp.
c) Theo em, nguyên tắc tự do làm việc và tuyển dụng lao động có được đảm bảo trong các trường hợp trên không? Vì sao? Hãy nêu những điều em biết về nguyên tắc này.
Câu 3:
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về pháp luật lao động? Vì sao?
A. Thuê mướn lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.
B. Quan hệ pháp luật lao động chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động.
C. Năng lực pháp luật lao động của người lao động là khả năng pháp luật quyết định cho họ có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động.
D. Người sử dụng lao động là cá nhân 18 tuổi có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.
E. Pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người giúp việc trong gia đình.
Câu 4:
Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật lao động Việt Nam được áp dụng cho các trường hợp dưới đây:
a. Người sử dụng lao động không được phép trừ lương hằng tháng của người lao động khi người lao động vi phạm nội quy lao động.
b. Doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải trả một khoản tiền vì đã làm mất thiết bị của doanh nghiệp theo nội quy lao động.
c. Người lao động không phải giao nộp bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ cho người sử dụng lao động giữ.
d. Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản thì được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản.
e. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Câu 5:
Em hãy tìm hiểu một văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động và thiết kế một sản phẩm truyền thông (tranh vẽ, pano,... ) để chia sẻ với bạn về nội dung của văn bản pháp luật đó.
Câu 6:
a) Từ thông tin, em hãy nhận xét việc làm của ông K trong trường hợp 1 và quyết định của Công ty A, Công ty B trong trường hợp 2.
b) Theo em, nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động có được đảm bảo trong các trường hợp trên không? Vì sao? Hãy nêu những hiểu biết của em về nguyên tắc này.
Câu 7:
Em hãy viết một bài tuyên truyền về vai trò của pháp luật lao động và chia sẻ với các bạn trong lớp.
về câu hỏi!