Câu hỏi:
21/04/2023 1,728Trình tự của các anticodon trên tARN lần lượt tham gia vào quá trình dịch mã cho 9 codon của một mARN ở một loài sinh vật theo thứ tự sau:
3’-UAX-UGA-GXA-UXA-XGX-GXU-XXA-XXX-*-5’ (Trong đó, dấu * thể hiện vị trí của codon kết thúc)
a) Hãy xác định:
- Trình tự các nuclêôtit của phân tử mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã nói trên. - Trình tự các nucleotit trên hai mạch của gen đó.
b) Một gen đột biến thay thế một cặp nuclêôtit tạo ra từ gen trên quy định chuỗi polipeptit đột biến ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit kiểu dại. Hãy xác định:
- Loại đột biến đã xảy ra, vị trí xảy ra đột biến đó.
- Trình tự axit amin của chuỗi polipeptit kiểu dại và đột biến.
Cho biết các mã di truyền tương ứng với các axit amin sau: AUG - Met, XGU/XGA - Arg, GXG - Ala, UAG
- bộ ba kết thúc, AGU - Ser, AXU - Thr, GGU/ GGA - Gly.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cách giải:
a)
Trình tự nucleotit mARN làm khuôn:
tARN: 3’-UAX-UGA-GXA-UXA-XGX-GXU-XXA-XXX-*-5’
mARN: 5’-AUG-AXU-XGU-AGU-GXG-XGA-GGU-GGG-*3’
Trình tự trên ADN:
Mạch gốc: 3’-TAX-TGA-GXA-TXA-XGX-GXT-XXA-XXX-*-5’
Mạch bổ sung: 5’-ATG-AXT-XGT-AGT-GXG-XGA-GGT-GGG-*3’
b)
Đột biến làm số axit amin trong chuỗi polipeptit ít đi → đột biến làm xuất hiện codon kết thúc sớm.
Trên mARN: 5’-AUG-AXU-XGU-AGU-GXG-XGA-GGU-GGG-*3’
Đột biến có thể xảy ra ở codon XGA → UGA (mã kết thúc).
Trình tự axit amin:
Chuỗi pôlipeptit kiểu dại: Met – Thr – Arg – Ser – Ala – Arg – Gly – Gly
Chuỗi polipeptit đột biến: Met – Thr – Arg – Ser – Ala
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai dưới đây tạo ra đời con có số loại kiểu gen nhiều hơn số loại kiểu hình?
I. Aabb x Aabb II. Aabb x aaBb III. aabb x Aabb IV. AaBb x Aabb
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật?
Câu 4:
Kiến đen là loài động vật thường sống trong các vườn cây. Kiến giúp rệp di chuyển từ các lá già lên các lá non và chồi ngọn. Kiến sử dụng đường do rệp bài tiết làm thức ăn. Mối quan hệ giữa kiến và rệp là gì?
Câu 5:
Hãy cho biết nồng độ chất tan nào dưới đây đóng góp vai trò nhiều nhất tạo ra áp suất thẩm thấu của máu?
Câu 6:
Khi nói về sự khác nhau giữa cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 7:
pH máu là một chỉ số nội môi quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tế bào cơ thể. Giá trị pH máu phụ thuộc vào nồng độ H+ trong máu, pH giảm khi H+ máu tăng và ngược lại. H+ máu chủ yếu bắt nguồn từ CO2 máu phản ứng:
CO2 +H2O→H2CO3 → H+ +HCO3-
Hãy cho biết trường hợp nào sau đây làm cho giá trị pH máu tăng lên trong máu?
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
về câu hỏi!