Câu hỏi:
17/05/2023 3,985Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một dòng mẫn cảm với ánh sáng và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai chuột cái mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài thu được các chuột F1 không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 phân li như sau:
|
Chuột cái |
Chuột đực |
Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn |
42 |
21 |
Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài |
0 |
20 |
Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn |
54 |
27 |
Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài |
0 |
28 |
Nếu cho con chuột đực F1 lai phân tích, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được Fa sẽ thu được là:
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng:
- Sự di truyền tính trạng mẫn cảm với ánh sáng:
+ PTC: chuột cái mẫn cảm với ánh sáng x chuột đực mẫn cảm với ánh sáng→ F1 100% không mẫn cảm với ánh sáng, F2: không mẫn cảm với ánh sáng : mẫn cảm với ánh sáng = 109 : 83 ≈ 9 : 7→tính trạng mẫn cảm với ánh sáng chịu sự chi phối bởi quy luật tương tác bổ sung.
+ Quy ước: A-B-: Không mẫn cảm với ánh sáng / A-bb + aaB- + aabb: Mẫn cảm với ánh sáng
Xét với giới tính, tính trạng phân bố đồng đề ở cả hai giới→gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
+ SĐL riêng: Ptc: ♂(♀)AAbb (mẫn cảm với ánh sáng) x ♀(♂)aaBB (mẫn cảm với ánh sáng)
→ F1:AaBb (không mẫn cảm với ánh sáng)→ F2: 9A-B- không mẫn cảm với ánh sáng : 7 (3A-bb +
3aaB- + 1aabb) mẫn cảm với ánh sáng.
Sự di truyền tính trạng kích thước đuôi:
+ PTC: chuột cái đuôi ngắn x chuột đực đuôi dài→ F1 100% đuôi ngắn, F2: Đuôi
ngắn : đuôi dài = 144 : 48 = 3 : 1→tính trạng kích thước đuôi chuột chịu sự chi phối bởi quy luật phân li→ Đuôi ngắn trội hoàn toàn so với đuôi dài.
+ Quy ước: D- đuôi ngắn / dd- đuôi dài
Xét với giới tính: F2 phân li theo tỉ lệ ≈1♂đuôi ngắn : 2♀ đuôi ngắn : 1 ♂đuôi dài →gen quy định tính trạng kích thước đuôi chuột nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định.
+ SĐL riêng: P ♀XDXD x ♂XdY→F1: ♀XDXd; ♂XDY (100% đuôi ngắn)→F2:
1♂XDY : 2 ♀(XDXD + XDXd) : 1♂XdY.
Kết luận: Gen quy định tính trạng mẫn cảm với ánh sáng và gen quy định tính trạng kích thước đuôi phân li độc lập với nhau.
Sơ đồ lai: Ptc: AAbb XDXD x aaBBXdY hoặc aaBBXDXD x AAbbXdY → F1: AaBbXDXd; AaBbXDY.
Cho F1 ♂AaBbXDY x ♀aabbXdXd
Fa:
SĐL…
1♀AaBbXDXd (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn)
3♀(AabbXDXd + aaBbXDXd + aabbXDXd) (mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn)
1♂AaBbXdY (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)
3♂(AabbXdY + aaBbXdY + aabbXdY) (mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật, một học sinh đã vẽ lại sơ đồ sau :
Cho các phát biểu sau :
(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n=8.
(2) Ở giai đoạn b tế bào đang có 8 phân tử ADN thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể.
(3) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là a, b, d, c, e.
(4) Tế bào được quan sát là tế bào của một loài động vật.
Số phát biểu đúng là:
Câu 3:
Cho 3 loại hình tháp sinh khối A, B, C (dưới đây) tương ứng với 3 quần xã I, II, III .
Hệ sinh thái bền vững nhất và kém bền vững nhất tương ứng là
Câu 4:
Ở cây vạn niên thanh người ta thấy đôi khi trên bề mặt của lá cây xuất hiện các đốm xanh và trắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
Câu 5:
Z. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển; một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón; vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón, và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết quả như hình dưới:
Cho các phát biểu sau:
1. Sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự phát triển và sinh trưởng của tảo.
2. Khi chỉ có ốc nón và tảo, quần thể tảo phục hồi ở mức độ khá cao.
3. Cầu gai là yếu ức chế chủ yếu đến sự phát triển của tảo.
4. Khi loại bỏ cầu gai, ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để thuận lợi phát triển số lượng cá thế tăng lên nên đã tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự phát triển của quần thể tảo.
Số phát biểu đúng là:
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
về câu hỏi!