Câu hỏi:

18/05/2023 2,357

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.119)

          Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước được gợi lên từ đoạn thơ.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn thơ; nhận xét về tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước được gợi lên từ đoạn thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước và đoạn trích trong đề.

*Cảm nhận đoạn thơ:

- Khái quát chung:

+ Đoạn thơ là cảm nhận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Đất Nước là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc. Từ đó khơi gợi lên trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nước.

+ Đoạn trích như lời thủ thỉ tâm tình giữ hai nhân vật chính anh và em. “Anh” là nhân vật trữ tình. Còn “em” là một phần của đất nước, là nhân vật mà tác giả tạo ra để trò chuyện, tâm tình. Trong cả anh và em hôm nay đều có một phần Đất Nước hiện diện.

- Đất Nước là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và cộng đồng:

+ Câu khẳng định:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

è Đất Nước hiện diện và kết tinh trong mỗi người – vì cuộc đời mỗi cá nhân đều được thừa hưởng những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc.

+ Hình ảnh cầm tay thể hiện sự yêu thương, đoàn kết.

+ Điệp cấu trúc Khi… cầm tay, biện pháp tăng tiến Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm – Đất Nước vẹn tròn, to lớn. Điều này đã khẳng định vai trò của tình yêu thương và tinh thần đoàn kết trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng dân tộc. Sự thống nhất giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Đất Nước, sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng trong tình đồng bào, đoàn kết dân tộc sẽ đem đến triển vọng về một tương lai tươi sáng của Đất Nước.

+ Ba câu cuối đoạn: hình ảnh Mai này…Đất Nước đi xa, Những tháng ngày mơ mộng thể hiện niềm tin vào tương lai của Đất Nước của tác giả.

- Suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nước:

+ Cụm từ Em ơi em -> lời nhắn nhủ ngọt ngào, truyền cảm.

+ Hình ảnh Đất Nước là máu xương của mình -> biện pháp so sánh gợi sự liên tưởng sâu sắc. Nhận thức vận mệnh của Đất Nước gắn bó với vận mệnh của mỗi cá nhân, vận mệnh của cá nhân nằm trong vận mệnh của Đất Nước.

+ Điệp từ phải biết nhằm nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi con người đối với Đất Nước. Lời thơ như một lời tự nhủ, tự dặn mình chân thành tha thiết.

+ Những động từ san sẻ, gắn bó, hóa thân kết hợp với biện pháp tăng tiến nhằm xác định thái độ, hành động cụ thể của mỗi người phải đoàn kết, yêu thương, cống hiến, hi sinh để Đất Nước trường tồn, bền vững muôn đời.

- Đánh giá:

+ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy tư của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, chính luận. Đất nước dưới ngòi bút của nhà thơ hiện lên một cách gắn bó mật thiết.

+ Đoạn trích thơ đã khơi gợi lên tinh thần trách nhiệm của mỗi con người đối với Đất Nước, đối với quê hướng xứ sở.

+ Giọng thơ tâm tình như nhắn nhủ, nhiều câu thơ mang tính khẳng định, từ ngữ hình ảnh giản dị, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện bao quát và sâu sắc về sự gắn bó máu thịt giữa cá nhân và cộng đồng.

+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.

*Nhận xét về tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước được gợi lên từ đoạn thơ.

+ Qua đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta có thể thấy được những sự gắn kết giữa bản thân mỗi người với Đất Nước. Từ đó có thể thấy mỗi con người cần phải có trách nhiệm và phát huy trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Đất Nước.

+ Đất Nước được tạo nên từ rất nhiều thứ và những thứ đó đều liên quan mật thiết đến cuộc đời của mỗi người. Qua đó, có thể thấy được trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

+ Chúng ta đang sống trong thời đại hòa bình nhưng trách nhiệm và bổn phận của mỗi công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện luôn mang tính cấp thiết.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về hậu quả của việc trả đũa người khác.

Xem đáp án » 18/05/2023 3,335

Câu 2:

Đọc đoạn trích:

Oán ghét kẻ thù nghĩa là ta đang cho chúng khả năng chi phối bản thân ta, chi phối giấc ngủ, bữa ăn, huyết áp, sức khỏe cũng như hạnh phúc của ta. Những đối thủ của ta hẳn sẽ nhảy lên vui sướng nếu biết rằng họ đang làm chúng ta lo lắng, đau khổ và cay cú như thế nào! Sự oán ghét của ta chẳng mảy may làm họ tổn thương mà chỉ khiến cho cuộc sống của ta trở thành những chuỗi ngày khốn khổ.

Theo bạn, ai là người đã nói những lời lẽ sau: “Nếu có kẻ ích kỷ nào đó tìm cách lợi dụng bạn, hãy xóa tên hắn ra khỏi danh sách bạn bè của mình, nhưng đừng cố trả đũa; bởi khi muốn trả đũa kẻ thù, bạn sẽ làm tổn thương chính mình hơn là làm tổn thương hắn”?

Nghe như phát ngôn của một người theo chủ nghĩa lý tưởng nào đó phải không? Không đâu, đó là một đoạn trích từ bản thông cáo của Sở cảnh sát Milwaukee. Chắc rằng họ đã chứng kiến quá nhiều sự mất mát của những người từng ôm ấp và tiến hành các vụ trả thù nên mới đúc kết ra những lời khôn ngoan như vậy.

(Trích Quẳng gánh lo đi & Vui sống, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp TP.HCM, Năm 2015, tr.160-161)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Xem đáp án » 18/05/2023 2,039

Câu 3:

Tại sao tác giả lại cho rằng khi muốn trả đũa kẻ thù, bạn sẽ làm tổn thương chính mình hơn là làm tổn thương hắn.

Xem đáp án » 18/05/2023 1,568

Câu 4:

Thông điệp ý nghĩa mà anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án » 18/05/2023 1,041

Câu 5:

Theo đoạn trích, oán ghét kẻ thù là gì?

Xem đáp án » 18/05/2023 739

Bình luận


Bình luận