(2023) Đề thi thử Văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 2) có đáp án

31 người thi tuần này 4.6 781 lượt thi 6 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

5524 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 27)

19.1 K lượt thi 7 câu hỏi
2837 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

31.3 K lượt thi 7 câu hỏi
2339 người thi tuần này

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 28)

6.6 K lượt thi 6 câu hỏi
2244 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

18.1 K lượt thi 7 câu hỏi
2203 người thi tuần này

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 10

7.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2029 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

13.9 K lượt thi 7 câu hỏi
1994 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

13.8 K lượt thi 7 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Đọc đoạn trích:

Oán ghét kẻ thù nghĩa là ta đang cho chúng khả năng chi phối bản thân ta, chi phối giấc ngủ, bữa ăn, huyết áp, sức khỏe cũng như hạnh phúc của ta. Những đối thủ của ta hẳn sẽ nhảy lên vui sướng nếu biết rằng họ đang làm chúng ta lo lắng, đau khổ và cay cú như thế nào! Sự oán ghét của ta chẳng mảy may làm họ tổn thương mà chỉ khiến cho cuộc sống của ta trở thành những chuỗi ngày khốn khổ.

Theo bạn, ai là người đã nói những lời lẽ sau: “Nếu có kẻ ích kỷ nào đó tìm cách lợi dụng bạn, hãy xóa tên hắn ra khỏi danh sách bạn bè của mình, nhưng đừng cố trả đũa; bởi khi muốn trả đũa kẻ thù, bạn sẽ làm tổn thương chính mình hơn là làm tổn thương hắn”?

Nghe như phát ngôn của một người theo chủ nghĩa lý tưởng nào đó phải không? Không đâu, đó là một đoạn trích từ bản thông cáo của Sở cảnh sát Milwaukee. Chắc rằng họ đã chứng kiến quá nhiều sự mất mát của những người từng ôm ấp và tiến hành các vụ trả thù nên mới đúc kết ra những lời khôn ngoan như vậy.

(Trích Quẳng gánh lo đi & Vui sống, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp TP.HCM, Năm 2015, tr.160-161)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Lời giải

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận

Lời giải

Theo đoạn trích: Oán ghét kẻ thù nghĩa là ta đang cho chúng khả năng chi phối bản thân ta, chi phối giấc ngủ, bữa ăn, huyết áp, sức khỏe cũng như hạnh phúc của ta.

Lời giải

Tác giả cho rằng khi muốn trả đũa kẻ thù, bạn sẽ làm tổn thương chính mình hơn là làm tổn thương hắn. Bởi vì khi muốn trả đũa chúng ta sẽ hao tâm, tổn trí để tìm cách xấu để đáp trả lại đối phương hơn những gì đối phương đã đối xử với ta. Lúc ấy chúng ta sẽ không ngừng suy nghĩ, lo lắng, tức giận dẫn đến hủy hoại sức khỏe. Và nếu như việc trả đũa thành công thì chính bản thân ta thật sự đã thất bại vì đã để bản thân mình bị kẻ xấu chi phối tác động trở thành người xấu

Lời giải

Học sinh có thể rút ra những thông điệp khác nhau miễn hợp lý, sau đây là một vài gợi ý:

-  Trả đũa người khác chỉ đem lại tổn thương cho chính bản thân mình.

-  Đừng bao giờ trả đũa người khác. Hãy chấm dứt ngay hành động trả đũa.

-  Trả đũa là một hành động vô ích và đem lại tổn thương cho chính mình.

….

Lời giải

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

tác hại của việc trả đũa người đã làm tổn thương mình

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề tác hại của việc trả đũa người đã làm tổn thương mình.

Có thể theo hướng:

- Hành động trả đũa người khác sẽ khiến chúng ta trở thành một con người xấu, tệ hại như người từng đối xử không tốt với chúng ta.

- Việc suy nghĩ tìm cách trả đũa sẽ khiến tâm trạng của mỗi người trở nên mệt mỏi, lo lắng, tức giận. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

- Người đã làm chúng ta tổn thương họ sẽ càng cảm thấy chiến thắng hả hê khi thấy ta đang dần kiệt sức, căng thẳng vì họ.

- Khi trả đũa người khác chúng ta sẽ làm tổn thương bản thân còn nhiều hơn là tổn thương họ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
4.6

156 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%