(2023) Đề thi thử Văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 1) có đáp án

34 người thi tuần này 4.6 1 K lượt thi 6 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

5524 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 27)

19.1 K lượt thi 7 câu hỏi
2837 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

31.3 K lượt thi 7 câu hỏi
2339 người thi tuần này

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 28)

6.6 K lượt thi 6 câu hỏi
2244 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

18.1 K lượt thi 7 câu hỏi
2203 người thi tuần này

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 10

7.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2029 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

13.9 K lượt thi 7 câu hỏi
1994 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

13.8 K lượt thi 7 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Đọc văn bản:

          Trong lúc bạn phát ngôn và cả sau đó, bạn có ý thức được lời phê bình của mình đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào không? Bạn có nhanh chóng đáp trả bằng một nhận xét đầy ác ý sau khi bị người khác chỉ trích không? Bạn có chú ý đến cảm giác của mình sau khi gắt gỏng với bạn bè hay một người hoàn toàn xa lạ không? Bạn có bao giờ tỏ ra tử tế ngay cả khi người ta đối xử với bạn chẳng ra gì không?

Câu trả lời của chúng ta cho những câu hỏi trên đủ để nói lên tất cả. Ngẫm nghĩ từng câu hỏi và trả lời chúng một cách trung thực mang đến phác họa đơn giản về vị trí của bạn trong thế giới này. Sau đó, nó có thể giúp ích cho bạn như một bản kế hoạch để bạn trở thành con người mà mình mong muốn.

Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang  cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, nhưng biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật.

Không ai trong chúng ta đủ khéo léo để che giấu mức độ ảnh hưởng từ lời nói và hành động của người khác đối với mình. Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi nơi khác, cái nhếch mép hay đôi môi trễ xuống,… thường bộc lộ cảm xúc thật của chúng ta. Nhận thấy được những biểu hiện này ở người khác giúp chúng ta đưa ra các lựa chọn tốt hơn trong những lần giao tiếp về sau, với bất kì ai.

(Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016)

Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên.

Lời giải

Phong cách chức năng ngôn ngữ chính được sử dụng trong văn bản trên là chính luận

Lời giải

Theo tác giả chúng ta thường bộc lộ cảm xúc trước lời nói và hành động của người khác tác động đến mình qua những hành động cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi nơi khác, cái nhếch mép hay đôi môi trễ xuống

Lời giải

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn đầu tiên của văn bản là:

- Câu hỏi tu từ: Trong lúc bạn phát ngôn và cả sau đó, bạn có ý thức được lời phê bình của mình đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào không? Bạn có nhanh chóng đáp trả bằng một nhận xét đầy ác ý sau khi bị người khác chỉ trích không? Bạn có chú ý đến cảm giác của mình sau khi gắt gỏng với bạn bè hay một người hoàn toàn xa lạ không? Bạn có bao giờ tỏ ra tử tế ngay cả khi người ta đối xử với bạn chẳng ra gì không?

- Điệp cấu trúc: Bạn có…

- Tác dụng: Nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc về những hành động gây tổn thương cho người khác và thái độ của bản thân trước những hành động, việc làm mà người khác gây tổn thương đến mình. Đồng thời làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục, giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn.

Lời giải

HS có thể rút ra những bài học khác nhau như:

- Đừng bao giờ gây tổn thương cho người khác, cần khéo léo trong giao tiếp.

- Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra.

 - Nhận thấy được những biểu hiện của người khác đối với mình giúp chúng ta đưa ra các lựa chọn tốt hơn trong những lần giao tiếp về sau, với bất kì ai.

….

Lời giải

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Các hành động có thể gây tổn thương đến người khác hơn là lời nói.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề các hành động có thể gây tổn thương đến người khác hơn là lời nói.

Có thể theo hướng:

- Không đáp lại cuộc giao tiếp bằng một thái độ lịch sự, hay không có sự chăm chú lắng nghe, không đếm xỉa đến đối phương đó là hành động gây tổn thương đến người khác khiến họ cảm thấy mình xem họ không được quan trọng, không có sự quan tâm dành cho nhau.

- Hay việc coi nhẹ lời góp ý, ý kiến, nhận định của đối phương về công việc tham gia chung sẽ làm ảnh hưởng đến lòng nhiệt tình của nhau.

- Việc bị người khác lờ đi có thể bị tổn thương không kém gì bị xâm phạm thân thể.

- Một cử chỉ, một ánh mắt trừng trừng, một cái trễ môi trong một cuộc giao tiếp đều đem lại sự tổn thương cho người khác. Họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm và cảm giác đó về lâu cũng rất khó phai nhòa.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
4.6

207 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%