(2023) Đề thi thử Văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 6) có đáp án

66 người thi tuần này 4.6 1 K lượt thi 6 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

3637 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

14.2 K lượt thi 7 câu hỏi
2800 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

10.8 K lượt thi 7 câu hỏi
2642 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

10.5 K lượt thi 7 câu hỏi
2345 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

8.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2282 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

8.6 K lượt thi 7 câu hỏi
1603 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

7.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1583 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

4.9 K lượt thi 7 câu hỏi
1370 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

5.2 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Đọc văn bản:

Một anh sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đang tìm việc làm đã tham dự một cuộc thi sáng tạo chuyên ngành do liên hiệp các trường đại học trong cả nước tổ chức. Sau nhiều vòng sơ khảo kéo dài cả tháng trời, anh được lọt vào nhóm những người xuất sắc nhất để dự thi vòng chung kết. Rồi anh cũng vất vả vượt qua các đối thủ trong cuộc đấu trí cuối cùng, kéo dài ba ngày liền căng thẳng và giành được giải nhất. Phần thưởng cho anh là một món tiền khá lớn mà cuộc đời sinh viên trước nay của anh chưng từng mơ ước tới. Sau khi rời khỏi hội trường và trốn nhanh khỏi ánh đèn camera của báo giới, anh vào bãi lấy xe ra về. Bất chợt một người phụ nữ tiến đến gần anh. Bà ta nghẹn ngào:

- Chú ơi! Chúc mừng chú, thật vinh dự cho chú khi đã đạt được giải nhất trong cuộc thi khó khăn này. Tôi có một chuyện muốn nói với chú nhưng không biết có tiện không. Nếu chí có con nhỏ chú mới hiểu được điều tôi sắp nói. Con của tôi đang bị ung thư nằm trong bệnh viện, nếu không có một khoản tiền để mổ, chắc em nó không qua khỏi được! Mà tôi thì…

- Thế bác cần bao nhiêu? – Anh sinh viên nhìn bà hỏi, lòng cảm thông thực sự.

Sau khi nghe người phụ nữ kể hết sự việc, anh liền rút phong bì đựng số tiền vừa được thưởng và trao hết cho bà.

- Cầu mong cho con bác qua được hiểm nguy. Bác về lo cho em ấy ngay đi – anh nói.

- Cảm ơn chú, không biết tôi phải lấy gì để đền ơn chú đây.

Nói rồi người phụ nữ với vẻ xúc động quày quả bước ra cổng.

Vài ngày sau anh có dịp quay lại trường. Một người trông thấy liền tới hỏi:

- Có người kể với tôi rằng tối hôm trước anh có gặp một người phụ nữ sau cuộc thi và anh đã cho bà ấy tiền để chữa bệnh cho đứa con sắp chết của bà ấy, phải không?

Người thanh niên gật đầu xác nhận.

- Vậy thì tôi phải báo với anh tin này để anh biết. Bà ta là một tay lừa đảo thật sự đấy. Bà ta chẳng có đứa con nào bị bệnh gần chết cả. Anh cả tin quá! Anh bị lừa rồi, anh bạn ạ!

Một thoáng im lặng, anh thanh niên hỏi lại:

- Có thật là không có đứa bé nào bị bệnh gần chết cả, đúng không?

- Đúng vậy. Tôi bảo đảm với anh như thế - người đàn ông quả quyết.

- Ồ, đó là tin tốt lành nhất trong ngày mà tôi được nghe đấy – người thanh niên nói.

Đoạn anh nói thêm:

- Chúng ta nên ăn mừng vì không có đứa trẻ nào phải chết cả.

(Trích từ “Hạt giống tâm hồn”, Tập 1, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2019)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.


Câu 6:

Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.

Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.

Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị:

– Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.

Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:

– Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.

Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.

Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa.

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.4,5)

Phân tích đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài.


4.6

204 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%