(2023) Đề thi thử Văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 8) có đáp án

564 lượt thi 6 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Đọc văn bản:

3-12-1971

[…]

Mình xa Hà Nội, xa phố xá, con người, kỷ niệm… thế cũng mấy tháng rồi. Quen dần với rừng âm u của Yên Thế, những lần vào sâu trong rừng lấy gỗ. Nghìn âm thanh, vạn âm thanh... Nhưng không chút âm thanh nào giống những bờ đường bình yên của thành phố. Hôm đi xem triển lãm Vân Hồ, nhìn người, nhìn cảnh Hà Nội, thấy phong thái bình tĩnh, tự tin quá, những hàng cây vô tư lự, những vòng xe lăn. Bọn mình túm tụm dưới gốc bàng bên vỉa hè và ao ước ngày trở lại Thủ đô. Những đứa con trai, con gái của Hà Nội đi xa vẫn hướng về quả tim Tổ quốc như thế đó.

Mình không nhớ Hà Nội chung chung như thế, Hà Nội, với mình là ngôi nhà nhỏ bên cái ao nhỏ dạo này chắc là nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đường cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi, vừa xa lạ, xa vời. Là đường Bà Triệu, thư viện, đường Nguyễn Ái Quốc, hồ Tây... Là những kỷ niệm thấm mát tâm hồn…

Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về N. Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu... Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì... N. Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu... Thương N. Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả. Tội nghiệp N. Anh, cứ phải buồn mãi, buồn dai dẳng... Sao không vui với bạn bè mỉm cười. Mùa xuân... đâu rồi? Đêm gần nhau nhất lại là đêm chia tay. Hạnh phúc thả những đốm sáng bay lơ lửng trên trời. Vũ trụ bao la quá mà tay N. Anh nhỏ nhắn chừng nào...

 (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005, Tr 56)

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.


Câu 5:

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:

“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

Thị cong cớn:

- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ! - Thị liếc mắt, cười tít.

Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.

Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:

- Điêu! Người thế mà điêu!

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. à, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:

- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

- Đây, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi:

- Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.26,27)

Anh/ Chị hãy phân tích nhân vật người vợ nhặt trong đoạn văn trên; từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn khi xây dựng nhân vật.      


4.6

113 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%