(2023) Đề thi thử Văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD ( Đề 7) có đáp án

22 người thi tuần này 4.6 780 lượt thi 6 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

3637 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

14.2 K lượt thi 7 câu hỏi
2800 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

10.8 K lượt thi 7 câu hỏi
2642 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

10.5 K lượt thi 7 câu hỏi
2345 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

8.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2282 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

8.6 K lượt thi 7 câu hỏi
1603 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

7.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1583 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

4.9 K lượt thi 7 câu hỏi
1370 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

5.2 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Chạy theo “phiên bản mẫu” của người khác và sống với cuộc sống họ để có cảm giác trở nên thành công hơn chỉ khiến hao tổn tinh thần của chính mình. Phải đạt được các thành tựu như người ta mới chứng tỏ mình cũng thành đạt? phải kiếm được nhiều tiền như người ta; phải có được xe xịn như người ta; phải có vị trí cao như người ta; phải có cuộc sống trong mơ như người ta mới là thành công;… Những quan niệm sống như thế này mãi mãi là một cuộc chạy đua không hồi kết, chỉ làm lãng phí thời gian tận hưởng cuộc sống thực. Khi có được những thứ như người ta thì chính ta cũng chỉ là một “bản sao” mà thôi.

Sống phải hạnh phúc với quá trình chinh phục mục tiêu của riêng mình thì khi đơm hoa kết trái mới khiến mọi thứ đáng giá. Còn sống với nỗi dày vò, tham vọng theo đuổi những thứ như người ta, tâm trí đã đủ mệt nhoài. Lúc đạt được các giá trị đó rồi làm sao có thể tận hưởng nó một cách trọn vẹn.

Thay vì thế, sao ta không vẽ nên cho mình một lộ trình mục tiêu và đạt được các “thành tựu” phù hợp với chính con người mình. Để các giá trị đạt được là thật chứ không phải giá trị ảo.

Bản thiết kế quan trọng nhất là thiết kế nên cuộc đời của chính mình. Thiết kế nên cuộc sống của riêng mình và khiến phiên bản của chính mình trở nên hoàn hảo hơn mỗi ngày. Khi làm chủ bản thiết kế cuộc đời của mình, chúng ta sở hữu “một phiên bản độc quyền” mà không phải chỉ là một “bản copy” từ người khác... Hãy tạo ra những điều thú vị, bất ngờ cho cuộc sống của chính mình. Đây cũng là cách tưới tắm tâm hồn của bạn luôn tươi mới. Đừng quên thiết kế cho cuộc sống của mình để từng giây phút cuộc đời thật ý nghĩa và đáng sống.

(Bản thiết kế cuộc đời của chính mình, Hải Bùi, https://songtichcuc-beeq.com)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.


Câu 6:

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

    Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

    Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.30)

Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét cái nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.


4.6

156 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%