Câu hỏi:
18/05/2023 3,096Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc buông bỏ những chuyện buồn phiền, áp lực trong cuộc sống.
Câu 2:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.121-122)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về trách nhiệm giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được gợi lên trong đoạn trích.
Câu 3:
Đọc đoạn trích:
Cuộc đời của mỗi người không quá dài, vì vậy chúng ta hãy cố gắng sống thật tốt. Nhớ những gì cần nhớ, quên những gì cần quên, có những điều chúng ta nhất định phải buông bỏ. Dũng cảm buông bỏ để tâm thanh thản và sẽ là tốt nhất nếu chúng ta chọn lựa được kiên trì hay buông bỏ đúng lúc. Nếu chúng ta cứ lưỡng lự giữa giữ và buông chỉ làm tâm trạng thêm buồn phiền, mệt mỏi. Chỉ khi buông bỏ được thì chúng ta mới thấy được tinh thần nhẹ nhõm và có thể sống ung dung, tự tại.
Đời người không thể việc gì cũng thuận theo ý mình, cho nên đừng buồn khi mọi việc không được như mình mong muốn. Hãy học cách buông bỏ, buông bỏ một chút gánh nặng trong tư tưởng, suy nghĩ, thản nhiên đối mặt với hết thảy, mọi việc cứ thuận theo tự nhiên. Có như vậy chúng ta mới sống được thản nhiên và tự tại một cách đúng nghĩa. Buông bỏ oán hận, phiền não, buông bỏ lòng ích kỷ, lòng tham, sự đố kỵ, buông bỏ luôn những ý nghĩ tiêu cực. Rồi chúng ta sẽ nhận thấy tâm của mình càng ngày càng rộng mở, con đường mà chúng ta đi càng ngày càng tươi sáng. Đố kỵ khi thấy người khác hơn mình chỉ gây thêm buồn phiền, khiến cuộc sống của mình luôn ảm đạm. Chỉ khi chúng ta biết đủ, thì mới sống được hạnh phúc, mới cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh, tránh được mọi tai họa. Học cách tha thứ, tha thứ để lòng nhẹ nhõm, tha thứ để thấy mình được hạnh phúc. Đừng mãi nhìn lỗi người khác mà quên đi hoàn thiện bản thân mình, đừng nhìn người khác sống hạnh phúc mà cảm thấy mình bị thua thiệt. Tính toán, so đo nhiều chỉ thêm tổn hại tinh thần, kết quả vừa hại mình lại khổ người. Sống mệt mỏi hay hạnh phúc là do sự lựa chọn của mỗi người. Nhu cầu của con người thì nhiều vô tận, ai cũng mong muốn bản thân có mọi thứ, đạt được ước nguyện. Nếu đạt được rồi thì nhất thời cảm thấy vui, nếu không đạt được thì thấy buồn. Đối diện với hoàn cảnh, chấp nhận thực tại thì tinh thần mới có thể lạc quan. Tấm lòng rộng mở, bình tĩnh suy xét, chúng ta sẽ không cảm thấy bị áp lực đè nặng.
Khi tất bật với guồng quay của cuộc sống, chúng ta quên đi việc nuôi dưỡng những xúc cảm. Muốn tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ đúng nghĩa, chúng ta hãy giữ được sự cân bằng trong suy nghĩ, làm những điều mình thích. Cuộc sống có thể sẽ đẹp đẽ hơn nếu chúng ta biết hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng những niềm vui từ cuộc sống.
(Học cách buông bỏ để có cuộc sống bình yên, tự tại, Minh Uyên, Dẫn theo baobinhthuan.com.vn, ngày 01/11/2019)
Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa mà anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?
Câu 5:
Theo đoạn trích, muốn tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ đúng nghĩa chúng ta cần phải làm gì?
về câu hỏi!