Câu hỏi:
18/05/2023 2,867Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh của lòng tốt.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
sức mạnh của lòng tốt.c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sức mạnh của lòng tốt.
Có thể theo hướng:
- Lòng tốt có vai trò rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp bản thân rèn luyện cho mình một phẩm chất tốt đẹp.
- Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội.
- Lòng tốt giúp xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của những con người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Từ đó xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
- Mỗi người trong chúng ta nếu có lòng tốt, biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.121)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tinh thần chiến đấu bảo vệ Đất Nước của Nhân dân ta.
Câu 2:
Đọc bài thơ:
Sống đẹp Vẻ đẹp không chỉ trên gương mặt Ở bên ngoài hào nhoáng phấn son Những hàng hiệu những khoe khoang huyếnh hoáng Còn nhìn ra từ sâu thẳm tâm hồn
Tâm hồn đẹp – những con người sống đẹp Như nắng như mưa như một lẽ thường tình: Lòng trắc ẩn với phận đời khốn khổ Đưa bàn tay khi ai đó cần mình
Một bàn tay, triệu bàn tay thiện nguyện Góp cho đời thêm muôn sắc thắm tươi
|
Bông hoa đẹp tỏa trầm hương lặng lẽ Khiến giọt lệ rơi được thắp sáng nụ cười
Trong đêm đen dẫu mịt mù giông tố Vẫn còn đây “bàn tay ấm” lặng thầm Vẫn còn đó “trái tim yêu” sống đẹp Vạn cuộc đời được san sẻ tình thân
Rất cao thượng những tấm lòng hào hiệp Ai khổ đau, họ an ủi đồng hành Sống là cho tự nhiên niềm vui sống Góp cho đời tươi lại những màu xanh… (20/4/2023)
|
(Lê Minh Quốc, Dẫn theo báo Thanh niên số 112, Ngày 22/4/2023)
Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 3:
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Bông hoa đẹp tỏa trầm hương lặng lẽ
Khiến giọt lệ rơi được thắp sáng nụ cười
Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa mà anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?
Câu 5:
Theo bài thơ, biểu hiện của những con người có tấm lòng hào hiệp là gì?
về câu hỏi!